|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đồng Phạm ‘siêu lừa’ Huyền Như: Cùng một hành vi lại bị đưa ra hai lần xem xét

19:58 | 08/02/2018
Chia sẻ
Về hành vi đồng phạm với Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng tại Công ty Hưng Yên, bị cáo Tuấn đã nhiều lần trình bày, bị cáo chỉ thực hiện hành vi của mình một lần, đã xét xử và chịu mức án 20 năm tù giam. Đến nay phiên tòa lại đưa ra xét xử lại, truy tố bị cáo một lần nữa nên bị cáo không hiểu nổi.
 
dong pham sieu lua huyen nhu cung mot hanh vi lai bi dua ra hai lan xem xet Xét xử vụ ‘siêu lừa’ Huyền Như: Cựu lãnh đạo VietinBank vắng mặt
dong pham sieu lua huyen nhu cung mot hanh vi lai bi dua ra hai lan xem xet Ba cựu lãnh đạo Vietinbank bị triệu tập trong phiên xử Huyền Như

Chiều ngày 8/2, TAND TP HCM tiếp tục xét hỏi trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP HCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè, cán bộ văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

dong pham sieu lua huyen nhu cung mot hanh vi lai bi dua ra hai lan xem xet
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiều ngày 8/2 (ảnh :Minh Anh)

“Anh Tuấn không liên quan đến hành vi chiếm đoạt hơn 200 tỷ tại Công ty Hưng Yên”

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn hỏi bị cáo Huyền Như. Bị cáo Như khai việc thành lập Công ty Hoàng Khải là để kinh doanh xuất gạo, tỷ lệ góp vốn bị cáo không nhớ rõ.

Bị cáo chỉ nhớ anh Tuấn góp vốn 500 triệu. Thời điểm xây dựng Nhà máy gạo thì bị cáo bị bắt.

Theo Huyền Như, 10 tỷ đồng mà bị cáo góp cổ phần vào Công ty, tạm thời dùng kinh doanh chứng khoán, không nằm trong số tiền chiếm đoạt cho công ty Hưng Yên.

Việc công tác ngoài Hà Nội, bị cáo đi riêng, không đi cùng với bị cáo Tuấn. Mẫu hợp đồng tiền gửi mà bị cáo Như gửi cho bị cáo Tuấn không có đề cập đến bất kỳ công ty nào, chỉ bao gồm các điều khoản hợp đồng. Bị cáo Tuấn không hề trả lời cũng như không góp ý về hợp đồng tiền gửi nói trên.

Về chữ ký, bị cáo Như thừa nhận bị cáo nhìn chữ ký của bị cáo Tuấn rồi làm giả chữ ký và không thông báo cho bị cáo Tuấn.

Bị cáo Như khẳng định việc chiếm đoạt hơn 200 tỉ đồng của Công ty Hưng Yên không nghĩ bị cáo Tuấn lại bị phạm tội vì Tuấn không liên quan đến công ty này.

Theo Huyền Như, việc tiếp xúc, huy động tiền gửi của Công ty Hưng Yên đã hoàn thành trước khi Tuấn cùng Như gặp đối tác tại Hà Nội.

Lúc ra Hà Nội gặp gỡ khách hàng, bị cáo Như thừa nhận dùng tên giả là Quyên và giới thiệu là nhân viên của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Trong lần đó, Như đi cùng Võ Anh Tuấn, nhưng Tuấn cho biết không phải cả hai đã hẹn nhau trước, mà lúc này bị cáo Như đóng vai trò môi giới.

Cùng một hành vi nhưng lại xem xét hai lần?

Theo bị cáo Võ Anh Tuấn, về hành vi đồng phạm chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng tại Công ty Hưng Yên, bị cáo đã nhiều lần trình bày, bị cáo chỉ thực hiện hành vi của mình một lần, đã xét xử và chịu mức án 20 năm tù giam.

Đến nay phiên tòa lại đưa ra xét xử lại, truy tố bị cáo một lần nữa nên bị cáo không hiểu.

Về số tiền 10 tỷ đồng được cơ quan tố tụng xác định là bị cáo Tuấn được Huyền Như đưa cho từ tiền phạm tội mà có, bị cáo Tuấn nói với luật sư đấy là tiền Như chuyển vào Công ty Hoàng Khải - công ty góp vốn của Huyền Như và Anh Tuấn để đầu tư, xây dựng công trình.

Bị cáo không biết số tiền góp vốn của bị cáo Như là chiếm đoạt. Bị cáo khẳng định chưa có gặp đại diện ba Công ty Hưng Yên, Thịnh Phát và Phúc Vinh.

Đồng thời bị cáo không biết gì liên quan đến giao dịch tiền gửi của bị cáo Như đối với 3 công ty nói trên. Đến khi cơ quan điều tra vào làm việc, bị cáo mới biết.

Bị cáo mong HĐXX xem xét, cùng một hành vi đã bị tuyên án, lại bị xem xét một lần nữa.

5 công ty yêu cầu VietinBank hoàn trả hơn 2.000 tỷ đồng

Trong phần xét hỏi sáng 8/2, đại diện 5 công ty bị hại đều đồng loạt đề nghị VietinBank phải bồi thường và trả lại tổng số tiền trên 2.000 tỷ đồng.

Cụ thể, đại diện Công ty Hưng Yên đề nghị được bồi thường số tiền gốc, lãi 402 tỷ đồng; Công ty SBBS 224 tỷ đồng; Công ty Toàn Cầu gần 150 tỷ đồng; Công ty Phương Đông 897 tỷ đồng; Công ty An Lộc 402 tỷ đồng.

Minh Anh