|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận 6 tháng của Cao su Phước Hòa giảm 85% do hụt thu đền bù đất từ KCN Nam Tân Uyên

08:09 | 14/07/2021
Chia sẻ
Khoản lợi nhuận khác trong 6 tháng qua đã giảm hơn 450 tỷ đồng do hụt thu tiền đền bù đất từ KCN Nam Tân Uyên đã kéo lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Cao su Phước Hòa giảm 85%.

CTCP Cao su Phước Hòa (Mã: PHR) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý II/2021 với doanh thu thuần tăng 142% so với cùng kỳ năm ngoái lên 349 tỷ đồng.

Trong kỳ, giá vốn hàng bán tăng trưởng thấp hơn của doanh thu nên lợi nhuận gộp thu về gấp 2,5 lần so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6% lên 9%.

Khoản lợi nhuận khác trong quý giảm từ 317 tỷ đồng về 16 tỷ, kéo lợi nhuận sau thuế của PHR giảm 86% còn 37 tỷ đồng.

Theo giải trình, lợi nhuận sản xuất kinh doanh đi lên so với cùng chủ yếu do giá bán tăng. Lãi tiền gửi cao hơn cũng giúp cải thiện được doanh thu từ hoạt động tài chính. 

Còn phần hao hụt trong khoản lợi nhuận khác năm nay do quý II/2020 công ty ghi nhận tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao đất thực hiện dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 là 300 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PHR đạt 591 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế còn 58 tỷ đồng, lần lượt tăng 88% và giảm 85% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận 6 tháng của Cao su Phước Hòa giảm 85% do hụt thu đền bù đất từ KCN Nam Tân Uyên - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính riêng quý II/2021 của doanh nghiệp.

Như vậy, sau 6 tháng, PHR đã thực hiện được 28% kế hoạch doanh thu năm và 8% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ.

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của PHR giảm 9% so với ngày đầu năm, xấp xỉ 3.414 tỷ đồng. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng dưới một năm được giữ ở mức 679 tỷ đồng, giảm 36% và chiếm 1/5 tổng tài sản.

Nợ phải trả sau hai quý giảm hơn 70 tỷ đồng còn gần 778 tỷ, chủ yếu do nợ ngắn hạn giảm. 

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.