|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Logo mới của Xiaomi: Chỉ bo tròn góc, nhiều nhà sáng lập vẫn ủng hộ, nói '7 tỷ là xứng đáng'

14:45 | 01/04/2021
Chia sẻ
Việc Xiaomi sửa lại logo từ vuông vức thành bo tròn đã khiến cho cộng đồng có những quan điểm trái chiều. Tuy vậy, các nhà sáng lập, người điều hành công ty cho rằng 7 tỷ đồng là xứng đáng để Xiaomi thay đổi logo này.
7 tỷ đồng là xứng đáng với logo của Xiaomi? - Ảnh 1.

Logo mới của Xiaomi. (Ảnh: Xiaomi).

Đầu tuần này, hãng điện thoại của Trung Quốc, Xiaomi, đã ra mắt dòng smartphone màn hình gập đầu tiên của mình, tuy vậy sự kiện đáng chú ý hơn cả đó là việc hãng công bố nhận diện logo mới với số tiền chi ra 2 triệu NDT (~7 tỷ đồng) mà hình ảnh logo như "chẳng hề thay đổi".

Nhìn trực diện, điều thay đổi dễ nhận thấy nhất là viền logo được bo tròn lại thay vì để góc cạnh như cũ. Phần hình ảnh còn lại gần như giống y hệt với logo trước đó. Chính vì điều này, cộng đồng không khỏi thắc mắc khi hãng chi một số tiền lớn như vậy chỉ để thay đổi một phần hình ảnh của logo.

Về vấn đề này, một số lãnh đạo doanh nghiệp đã nêu quan điểm của mình. Trong đó, ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó chủ tịch HĐQT Cengroup, nêu quan điểm rằng việc Xiaomi thay đổi logo với 7 tỷ đồng là xứng đáng và rất hiệu quả.

Nhìn về khía cạnh marketing, ông Hưng cho rằng một câu chuyện "Viral" tốt phải thể hiện tính đơn giản, dễ nhớ, dễ kể nhưng nó cũng rất khó tạo ra.

7 tỷ đồng là xứng đáng với logo của Xiaomi? - Ảnh 2.

Ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) chia sẻ quan điểm của mình về việc Xiaomi thay đổi logo thương hiệu. (Ảnh: Chụp màn hình).

Ông Nguyễn Đình Thành, Đồng sáng lập Elite PR School, từng làm Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông công ty Le Bros, cũng bày tỏ quan điểm của mình về logo mới của Xiaomi, trong đó, ông nhấn mạnh về kinh nghiệm và khả năng làm việc của nhà thiết kế Kenya Hara.

Ông cho rằng với vài chục năm kinh nghiệm và chỉ mất vài phút để hoàn thiện một logo mới, để lấy được số tiền trị giá hàng tỷ đồng, ông Kenya Hara đã phải làm việc vất vả nhiều năm. Vấn đề tiếp theo là những gì truyền thông mang lại cho công ty trên quy mô toàn cầu khi hiệu ứng về sự thay đổi "kỳ lạ" của logo Xiaomi (quảng cáo miễn phí).

Ngoài ra, sự việc thay đổi logo này của Xiaomi cũng sẽ khiến cho cánh cửa thị trường Nhật Bản mở rộng thêm từ "cú hích" truyền thông này.

"Ban lãnh đạo của công ty trị giá hơn 100 tỷ USD có ngốc?", ông Nguyễn Đình Thành đưa ra câu hỏi mở.

7 tỷ đồng là xứng đáng với logo của Xiaomi? - Ảnh 3.

Ông Kenya Hara, người thiết kế logo mới cho Xiaomi. (Ảnh: Japan Times).

Ông Bạch Thành Trung, nhà sáng lập diễn đàn công nghệ vozForums, cũng có quan điểm rằng 7 tỷ là "quá nhỏ để có được hệ thống nhận diện mới, thậm chí vẫn nhỏ nếu chỉ để đổi cái logo".

Còn theo chuyên gia truyền thông Hiếu Orion, người đứng sau hai kênh giải trí nổi tiếng Trắng TV và Loa Phường, cũng chỉ ra ba điểm chính trong chiến lược này. Thứ nhất là tạo ra một câu chuyện truyền miệng tuyệt vời.

Trong khi các câu chuyện gây sự chú ý tới công chúng bằng các sự kiện gây sốc thì trường hợp của Xiaomi tạo ra bởi hai chìa khoá: "Con số 7 tỷ đồn" và "sự thay đổi quá nhỏ". "Những yếu tố này là động lực tạo bức xúc và tạo sự lan tỏa đáng giá hơn cả con số 7 tỷ kia nhiều lần", ông Hiếu cho hay.

Điều thứ hai, ông Hiếu cho rằng sự thay đổi mới này thể hiện thông điệp rõ ràng của Xiaomi rằng họ đã rất hoàn thiện và không cần thay đổi giá trị cốt lõi. Nếu thay đổi, sẽ chỉ điều chỉnh chút bên ngoài để thích hợp hơn với thế Giới và linh hoạt hơn (chỉ đường cong bên ngoài).

Điều thứ ba, giá trị của logo là cách mà ta tạo ra câu chuyện cho nó. "Hãy nhớ: Việc của một chuyên gia nào đó không phải là cố làm ra một cái gì đó cho bõ tiền: mà là giải quyết được vấn đề của người bỏ tiền thuê mình", ông Hiếu nêu quan điểm.

Tường Vy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.