|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Loay hoay tìm cách ứng phó

07:20 | 20/07/2018
Chia sẻ
Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp trong nước cần nâng cao nhận thức về rủi ro thị trường và sử dụng các công cụ phòng vệ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng
loay hoay tim cach ung pho Đà Nẵng ứng phó với 'tour không đồng' như thế nào?
loay hoay tim cach ung pho Trường hợp nào được xem xét miễn trừ áp dụng phòng vệ thương mại?

TS HUỲNH THẾ DU, giảng viên Đại học Fulbright:

loay hoay tim cach ung pho

Lưu ý nguy cơ "mượn" xuất xứ

Giống như nhiều nước khác, lợi ích trực tiếp của Việt Nam là khi cánh cửa cho hàng Trung Quốc sang Mỹ dần khép lại với các mức thuế suất nhập khẩu 25%. Các doanh nghiệp (DN) Việt có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng cùng loại cũng như có cơ hội tăng xuất khẩu vào Mỹ với một số lĩnh vực lâu nay chúng ta cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc như dệt may, da giày…

Sự dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia ổn định hơn đang là xu hướng, nhất là khi tăng trưởng GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm đạt 7,08%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Căng thẳng về đầu tư Mỹ - Trung cũng có thể là cơ hội cho Việt Nam trong thu hút thêm đầu tư từ Mỹ và là cú hích cho sự dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn.

loay hoay tim cach ung pho
Xuất nhập khẩu hàng hóa ở cảng VICT (quận 7, TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Dù vậy, vẫn có rủi ro, khi Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất nhì của Việt Nam, nên căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Đơn cử như việc Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng thép do cáo buộc xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, cần lưu ý trường hợp DN Trung Quốc "mượn" Việt Nam làm bàn đạp để xuất hàng sang Mỹ.

Ông NGÔ ĐĂNG KHOA, Giám đốc khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn Ngân hàng HSBC Việt Nam:

loay hoay tim cach ung pho

Ảnh hưởng trực tiếp tới chuỗi cung ứng

Các mức thuế quan mới được lập ra của Mỹ và phản ứng của Trung Quốc, cũng như các nền kinh tế khác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng trưởng GDP toàn cầu và tăng trưởng thương mại, hoạt động xuất khẩu từ đó bị ảnh hưởng.

Việc áp đặt hàng rào thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia này mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến chuỗi cung ứng khi xuất khẩu từ các nền kinh tế châu Á khác, trong đó có Việt Nam, sang Trung Quốc để lắp ráp và tái xuất sang Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại lan rộng trên toàn cầu tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho một nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Như việc chính quyền Mỹ đánh thuế máy giặt có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, vốn cùng với Thái Lan là một trong 2 quốc gia có xuất khẩu máy giặt lớn nhất đến Mỹ. Các dự thảo về việc mở rộng các biện pháp bảo hộ thông qua đánh thuế lên các mặt hàng khác đặc biệt là điện tử và dệt may có thể sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lớn hơn đến nền kinh tế Việt Nam nếu được ban hành.

Ở chiều ngược lại, hàng rào thuế quan của Mỹ áp dụng với các mặt hàng Trung Quốc lại vô hình trung tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty lắp ráp Việt Nam khi xuất trực tiếp sang Mỹ thay vì gián tiếp trong chuỗi cung ứng như trước, vì giá cả đầu ra các mặt hàng xuất từ Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn do thuế.

Nhìn xa hơn, nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương khi Mỹ tăng lãi suất, USD mạnh hơn, chính sách tiền tệ phải thắt chặt… từ đó làm chậm đà tăng trưởng, đặc biệt ở nền kinh tế có tăng trưởng tín dụng cao. Do đó, để chủ động trong hoạt động quản trị DN, quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro hiệu quả, các DN cần chủ động trong công tác phòng vệ rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất. Cụ thể là DN nâng cao nhận thức về rủi ro thị trường và sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro.

PGS-TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO, Trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM:

loay hoay tim cach ung pho

Cần thông tin để chủ động tìm giải pháp ứng phó

Theo tôi, lợi thế cho Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nếu có chỉ là trước mắt và ngắn hạn. Những mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế như hàng công nghệ cũng không phải thế mạnh của DN Việt.

Trong khi đó, chiến tranh thương mại căng thẳng, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, cộng thêm hàng hóa xuất vào Mỹ khó khăn hơn sẽ tràn ra các nước khác, trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp Trung Quốc trả đũa Mỹ làm cho đồng nhân dân tệ giảm giá, sẽ càng áp lực lên hàng Việt do hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Như hàng dệt may, chủ yếu DN Việt làm gia công và nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Khi đồng nhân dân tệ mất giá mạnh sẽ làm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của DN Việt từ Trung Quốc tăng lên.

Một điểm yếu của xuất khẩu là các ngành hàng của Việt Nam rất dễ bị tổn thương, nên khó tránh tác động từ cú sốc bên ngoài. Như cà phê xuất khẩu với số lượng rất lớn, dẫn đầu thế giới nhưng trị giá lại không cao so với các nước do đơn giá thấp. Khi chiến tranh thương mại bùng nổ sẽ làm giá cả hàng hóa bấp bênh, càng tạo ra tính dễ bị tổn thương cho DN Việt.

Trong bối cảnh này, các DN cần đa dạng hóa thị trường từ nguồn nguyên phụ liệu đến đầu ra, đồng thời tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. DN cũng cần nghiên cứu kỹ từng thị trường nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm phù hợp. Quan trọng hơn cả, cái DN cần nhất lúc này là thông tin cụ thể về cuộc chiến thương mại, tác động đến từng ngành hàng. Từ đó có khuyến cáo cần thiết của cơ quan quản lý để DN có sự chuẩn bị, ứng phó kịp thời.

Ông TRẦN VIỆT ANH, Phó Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP HCM:

loay hoay tim cach ung pho

Nguy cơ nhiều hơn

Nhiều ý kiến cho rằng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cơ hội sẽ đến với các ngành dệt may, da giày nhờ dịch chuyển từ Trung Quốc sang nhưng tôi cho rằng nguy cơ vẫn nhiều hơn lợi ích.

Bởi khi Mỹ áp thuế cao đối với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, DN ở các ngành hàng này có thể dịch chuyển sang Việt Nam nhằm mượn "điểm trung chuyển" để né xuất xứ. Nếu thực trạng này xảy ra và lan rộng ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, Mỹ sẽ để ý đến thị trường Việt Nam. Khi đó, DN Việt Nam sẽ lãnh đủ. Mỹ vốn nổi tiếng là thị trường khó tính và nghiêm ngặt trong vấn đề xuất xứ, nếu họ điều tra khó tránh ảnh hưởng tới DN Việt.

Không chỉ xuất nhập khẩu, các DN trong nước cũng có thể ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi phần lớn máy móc thiết bị của DN Việt vẫn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh thời gian qua đang ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ Trung Quốc của DN Việt. Vì thường các DN Trung Quốc sẽ tính giá bằng nhân dân tệ rồi mới quy đổi sang USD. Để ứng phó, các DN nên tạm thời ngừng nhập máy móc thiết bị, hàng hóa từ Trung Quốc hoặc chuyển sang thanh toán trả chậm (giá cao hơn nhưng ổn định hơn).

Ông NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM:

Thị trường trong nước rất quan trọng

Chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung sẽ tác động đến một số ngành kinh tế Việt Nam. Trong đó, ngành dệt may, da giày nhiều khả năng chịu ảnh hưởng nhất. Theo quy luật kinh tế, hàng hóa không vào được chỗ này thì sẽ đi chỗ khác. Ví dụ vừa rồi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu phế liệu, lập tức phế liệu dồn về các cảng ở Việt Nam. Tương tự, nếu DN Trung Quốc không xuất hàng qua Mỹ được sẽ tìm cách xuất hàng qua các thị trường khác có nền sản xuất tương đồng. Khi đó Việt Nam sẽ ảnh hưởng.

Trước tình hình này, các DN cần có kế hoạch dự báo để chuẩn bị ứng phó trước những tình huống xấu. Cái khó là chúng ta không biết cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu, bao giờ kết thúc nên DN khó hoạch định, chuẩn bị. Đặc điểm của DN Việt Nam là nhỏ và vừa, sản xuất gia công theo đơn đặt hàng nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa sản xuất công nghiệp với số lượng lớn của Trung Quốc. Bộ Công Thương đang có kế hoạch hỗ trợ DN trong nước xuất khẩu hàng hóa.

Quay lại vấn đề này, thị trường trong nước rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài xuất khẩu theo đơn đặt hàng, ngành công thương cần hỗ trợ tạo điều kiện cho DN mở rộng tiêu thụ trong nước.

Xem thêm

Thái Phương