VDSC dự báo lạm phát giá thực phẩm tiêu dùng sẽ tăng vào cuối năm 2021, 2022. Điều này khiến các quốc gia có thu nhập thấp đang phải vật lộn phải đối mặt với nhiều thách thức và có nguy cơ phản tác dụng trong nỗ lực xóa bỏ nạn đói.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 7/7 cho biết, việc Chính phủ Mỹ đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kích thích tài khóa có thể càng làm gia tăng áp lực lạm phát, đồng thời cảnh báo rằng nguy cơ giá cả tăng liên tục có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
VNDirect nhận định việc mở rộng sản xuất nhờ nhu cầu phục hồi tại Hoa Kỳ và EU, ngành dịch vụ phục hồi hậu COVID-19 cùng với việc tiêm vắc xin được triển khai mạnh mẽ hơn tại Việt Nam là những động lực có thể giúp GDP tăng 7% nửa cuối năm.
Tỷ lệ các doanh nghiệp Vương quốc Anh lo ngại về lạm phát đang ở mức cao nhất trong gần một thập niên. Đó là kết quả khảo sát kinh tế hàng quý của Phòng Thương mại Anh dựa trên thông tin từ hơn 5.800 công ty. Khảo sát trên cũng cho thấy, rằng bảng cân đối tài khoản của các nhà sản xuất dự định tăng giá đang đạt mức cao nhất kể từ khi số liệu này được thu thập vào năm 1989.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2016 với 1,47%. Riêng tháng 6, CPI tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong gần 100 năm qua của Brazil đang khiến lạm phát gia tăng, từ đó đặt ra một thách thức lớn đối với ngân hàng trung ương nước này.
Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Bank of America cho thấy, hầu hết nhà quản lý quỹ tài chính cho rằng bitcoin là bong bóng, lạm phát chỉ là tạm thời.
Giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 5% trong 12 tháng tính đến tháng 5/2021, một tỷ lệ cao hơn dự kiến và làm dấy lên lo ngại về lạm phát vốn đang được các nhà hoạch định chính sách ở Washington lên tiếng cảnh báo.
Lạm phát tăng và nền kinh tế phục hồi khi các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng sẽ là trọng tâm tại cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 10/6 tới, đồng thời đặt ra vấn đề liệu ngân hàng này có giữ vững cam kết duy trì các biện pháp kích thích nền kinh tế trong bối cảnh dịch.
Trong tuần này, các nhà đầu tư đang muốn đánh giá rủi ro lạm phát được dự đoán là sẽ theo dõi sát sao dữ liệu giá tiêu dùng mà chính phủ Mỹ công bố vào ngày 10/6.
Trung Quốc cũng đang có vấn đề riêng về lạm phát mà cách giải quyết của nước này có thể sẽ có những tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và giá cả trên toàn cầu.
World Bank cho rằng cho rằng các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, vận tải và bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và khả năng ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.
Ông Christopher Waller, một quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vừa cho rằng Fed cần xem "dữ liệu vài tháng nữa" trước khi xem xét thay đổi đối với chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ông Soren Skou, Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn kinh doanh dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới A.P. Moller-Maersk mới đây nhận định ông không nhận thấy dấu hiệu rủi ro nào từ việc lạm phát tăng.
Giá xăng dầu và lạm phát tăng mạnh, kết hợp cùng với thị trường việc làm biến động, đang tạo ra áp lực kinh tế mới cho Tổng thống Joe Biden ngay thời điểm ông chuẩn bị công bố các đề xuất chi tiêu quy mô lớn cho đất nước.