Lãi suất tiền gửi tăng giảm trái chiều, gửi online lãi 'vượt xa' gửi tại quầy
Vẫn có ngân hàng tăng lãi suất huy động
Trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp, người dân ngày càng ít gửi tiền vào ngân hàng. Thậm chí, tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng gần như không tăng trong nhiều tháng vừa qua.
Do đó, nhiều ngân hàng đã đồng loạt tung ra các sản phẩm, chương trình độc đáo, tăng mạnh lãi suất huy động nhằm thu hút nguồn tiền gửi quay trở lại hệ thống.
Gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gây xôn xao khi tăng mạnh lãi suất huy động khoảng 0,4% - 0,6%/năm tại một số kỳ hạn.
Cụ thể, khung lãi suất tăng hiện nằm trong khoảng 3,1% - 6,1%/năm dành cho khách hàng cá nhân khi gửi tiền từ kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Trong khi đó, hồi đầu tháng 10, phạm vi lãi suất của ngân hàng chỉ từ 2,7%/năm đến 5,7%/năm.
Đáng chú ý, lãi suất đối với kỳ hạn 2 tháng đến 5 tháng đã được điều chỉnh lên mức 3,2% - 3,4%/năm, tăng tới 0,6%/năm so với hồi đầu tháng 10.
Đối với kỳ hạn 36 tháng, Sacombank công bố lãi suất mới ở mức 6,1%/năm, tăng 0,4%/năm so với đầu tháng. Tại kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng, lãi suất huy động cũng ghi nhận tăng 0,4%/năm lên các mức lần lượt là 5,9%/năm và 56%/năm.
Tương tự, lãi suất tại một kỳ hạn khác cũng được điều chỉnh khoảng 0,2%/năm so với đầu tháng bao gồm: kỳ hạn 9 - 11 tháng (4,5%/năm), kỳ hạn 12 tháng (5,5%/năm),...
Tại MB, lãi suất tiền gửi ghi nhận tăng nhẹ tại một vài kỳ hạn theo cả hai biểu lãi suất dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức kinh tế.
Tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất ngân hàng lại điều chỉnh tăng nhẹ 0,05 điểm % lên mức 4,3%/năm cho hình thức nhận lãi trước. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi tại hình thức nhận lãi trước cũng tăng 0,05 điểm % lên 4,9%/năm.
Tương tự với kỳ hạn 24 tháng, MB bất ngờ tăng nhẹ 0,05 điểm % lên 5,4%/năm dành cho khoản tiền gửi lĩnh lãi trước.
Từ ngày 22/10, VPBank cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi so với mức công bố hồi đầu tháng 10. Theo đó, biểu lãi suất tăng từ 0,1 - 0,25%/năm.
Mặt bằng lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng xuống mức thấp nhất từ năm 2017
Mặc dù một số ngân hàng nâng lãi suất tại một số kỳ hạn, nhưng xu hướng chung của lãi suất trong thời gian qua vẫn là giảm.
Báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết lãi suất tiền gửi tại nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay đối với hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.
Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,02 và 0,05 điểm %, xuống còn 4,45% và 5,39%/năm.
Nhóm ngân hàng TMCP quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng), lãi suất huy động của kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh giảm 0,02 điểm %, xuống còn 5,37%/năm; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng điều chỉnh tăng nhẹ lên 6%/năm.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng có gốc quốc doanh không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 và 12 tháng, duy trì ở mức 3,775% và 4,95%/năm.
Ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), lãi suất tiền gửi tiếp tục có sự điều chỉnh giảm tại một số kỳ hạn trong tháng 10. Cụ thể, khung lãi suất tiết kiệm chỉ còn nằm trong khoảng từ 3,3%/năm đến 6%/năm dành cho các khoản tiền gửi dưới hình thức lĩnh lãi cuối kỳ.
Đối với kỳ hạn kỳ hạn 1 tháng, VIB giảm lãi suất tiền gửi từ 3,6%/năm xuống còn 3,4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng giảm xuống còn 5%/năm so với mức 5,2% trong tháng 9.
Ngoài ra, ngân hàng cũng điều chỉnh giảm đồng loạt 0,2 điểm % cho tất cả các khoản tiền gửi tại mỗi kỳ hạn từ 7 đến 11 tháng và từ 15 tháng đến 36 tháng. So với đầu năm, lãi suất tiền gửi tại VIB đã giảm khoảng 0,4 - 0,5 điểm %.
Tương tự tại Ngân hàng Quốc dân (NCB), phạm vi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân ghi nhận giảm nhẹ từ 0,05 - 0,2 điểm % ở tất cả các kỳ hạn.
Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiền gửi giảm từ 3,9%/năm xuống còn 3,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 6,25%/năm xuống 6,1%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 6,4%/năm xuống còn 6,35%/năm.
Tại Nam A Bank, lãi suất có sự điều chỉnh giảm trên các kỳ hạn từ 6 tháng - 11 tháng. Theo đó, kỳ hạn 6 tháng và 7 tháng cùng lúc giảm 0,4 điểm %, ấn định với lãi suất là 5,6%/năm. Còn các khoản tiền gửi từ 8 tháng đến 11 tháng hiện đang được triển khai với lãi suất là 5,9%/năm, tương ứng giảm đồng loạt 0,1 điểm % so với trước.
Trong khi đó tại ACB, , lãi suất tại tất cả các kỳ hạn trong tháng 10 này được điều chỉnh giảm từ 0,1 % so với tháng trước. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng chỉ còn 3,3%/năm, kỳ hạn 9 - 12 tháng lần lượt là 4,9%/năm và 5,6%/năm.
Lãi suất tiết kiệm online cao hơn hẳn lãi gửi tại quầy
Một trong những điểm chung của các ngân hàng hiện nay là khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức gửi tiền trực tuyến (online). Lãi suất tiền gửi đối với hình thức này thường cao hơn hình thức gửi tiền tại quầy từ 0,05 điểm % đến 0,5 điểm % tuỳ từng ngân hàng và kỳ hạn gửi khác nhau.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), một trong những ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi online và tại quầy ở mức 0,05%. Ví dụ, tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lãi cuối kỳ khi gửi tại quầy có lãi suất là
Trong khi đó tại Sacombank, khung lãi suất tiết kiệm online hiện đang cao hơn tại quầy tới 0,5 điểm % với các kỳ hạn gửi 3 tháng 24 và 36 tháng. Tại các kỳ hạn khác mức chênh lệch là 0,3 - 0,4 điểm %.
Lãi suất cao nhất tại ngân hàng Sacombank hiện được ghi nhận ở mức 6,6%/năm dành cho tiền gửi online có kỳ hạn 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đây là mức lãi suất đã tăng khoảng 0,4 điểm % so với tháng trước.
Ngoài ra còn nhiều ngân hàng có mức lãi suất online cao hơn tiền gửi thông thường như VPBank, ACB, SeABank, MB,...
Do đó, khi cân nhắc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, người gửi tiền nên lưu ý lựa chọn hình thức gửi phù hợp, mang lại lợi ích cao nhất cho mình.