|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

KIS: Vietcombank có thể đạt lợi nhuận hơn 9.500 tỷ đồng, tăng trưởng 40%

07:00 | 15/04/2017
Chia sẻ
Tuy nhiên một trong những khó khăn trong năm nay Vietcombank phải đối mặt là thương vụ phát hành riêng lẻ cho GIC – Singapore khó thông qua.
 

Theo dự phóng của Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), năm 2017, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank có thể đạt mức lợi nhuận sau thuế 9.546 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với kết quả 2016.

Cụ thể, thu nhập lãi ròng trong năm 2017 Vietcombank có thể đạt 18.529 tỷ đồng, thu nhập ngoài lãi là 6.378 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 20% và 11% so với 2016. Lợi nhuận trước thuế 8.517 tỷ đồng, tăng 28,5%.

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động vốn dự kiến đạt 19% và 18%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,48%, giảm so với 1,84% của năm 2016. Vốn chủ sở hữu cũng được dự báo tăng gần 12%, lên 57.331 tỷ đồng.

Dự phóng kết quả kinh doanh Vietcombank. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn: KIS).

Lý giả về những con số trên, KIS cho rằng động lực tăng trưởng của Vietcombank trong năm nay trước hết đến từ vị thế đầu ngành, chiếm 9% đến 10% thị phần tín dụng và huy động vốn. Ngoài ra, chất lượng tài sản tốt khi đã xử lý hết trái phiếu VAMC, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,55% và tỷ lệ dư phòng bao phủ nợ ở mức 128%.

Nhờ thanh khoản dồi dào, nguồn khách hàng doanh nghiệp lơn nên chi phí huy động vốn của Ngân hàng thấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có lợi thế về tài trợ thương mại chiếm 15,5% thị phần; dịch vụ thẻ chiếm 30% thị phần số lượng thẻ, 14% số lượng thẻ ghi nợ, 44% thị phần doanh số thẻ tín dụng.

Cơ cấu cổ đông Vietcombank. Nguồn: KIS/VCB).

Một động lực khác là Vietcombank liên tục mở rộng hệ thống, trung bình từ 25 đến 30 chi nhánh và phòng giao dịch mỗi năm. Từ 2011 đến 2016, số lượng tăng từ 357 lên 491 chi nhánh và phòng giao dịch; giai đoạn này số lượng nhân viên cũng tăng hơn 3.000 người.

KIS cũng đưa ra hai khó khăn mà Vietcombank có thể đối mặt trong năm là áp lực tăng vốn tự có nhằm đáp ứng theo Basel, thương vụ phát hành riêng lẻ cho GIC – Singapore khó thông qua. Đồng thời, cạnh tranh trong bán lẻ ngân hàng cũng sẽ tăng.

Tiến Vũ

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.