Nhiều chuyên gia cho rằng một số yếu tố xung đột gần đây khiến giá dầu và các nguyên liệu đầu vào leo thang gây lạm phát toàn cầu. Từ đó, Fed sẽ phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ lâu hơn trước khi chuyển sang trạng thái nới lỏng và gây áp lực đến tỷ giá của Việt Nam
Trong 4 tháng còn lại của năm 2023, dự báo giá lương thực, thực phẩm, nhà ở đi thuê, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ y tế sẽ tăng; giá xăng dầu và giá gas giảm; giá dịch vụ giáo dục không tăng.
Khi giải mã tình trạng lạm phát kéo dài ở châu Âu, Tom Benoît - nhà báo đồng thời là chuyên gia kinh tế người Pháp - đã phân tích nguồn gốc của sự tăng giá đột ngột ở khu vực này trong vài tháng qua.
Ngày 25/8, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định những thay đổi sâu sắc trong cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đến quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể làm tăng nguy cơ lạm phát và sức ép giá cả dai dẳng hơn.
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang phát đi một thông điệp 'nếu chậm chân, các ngân hàng trung ương sẽ không thể giành phần thắng trong cuộc chiến chống lạm phát'.
Một yếu tố nữa là giá trị tồn kho cao trong đó có bất động sản khiến vòng quay đồng tiền chậm cho nên việc quá lo về lạm phát mà siết hỗ trợ tăng trưởng là rất không nên.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát tháng 5 của 20 quốc gia thuộc Eurozone đã giảm đáng kể xuống còn 6,1%, so với mức 7% của tháng 4.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, trong năm 2023, việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa Nhà nước định giá là một trong các nhiệm vụ phải có phương án chủ động để triển khai phù hợp; đồng thời phải có các giải pháp kiểm soát lạm phát tăng cao.
Chính phủ Mỹ đang cố gắng hạ nhiệt lạm phát, đồng thời nỗ lực tái công nghiệp hóa và giúp đất nước tự lực xuất các sản phẩm chiến lược. Song, các chính sách đó sẽ khiến Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chi phí tăng cao.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, mặt bằng lãi suất khó giảm mạnh bởi việc Fed dừng tăng lãi suất là một thuận lợi song giá cả các mặt hàng thiết yếu hiện nay chỉ “chực chờ” bùng nổ bất kỳ lúc nào cho nên NHNN vẫn phải rất cân nhắc.
Các tập đoàn chế biến thực phẩm lớn của Mỹ như Kraft Heinz và Conagra Brands đang loại bỏ các dòng sản phẩm bán chậm để ứng phó với bối cảnh chi phí cao trong khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm.