Chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 8 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ khi Eurostat thực hiện thống kê về lạm phát.
Theo ước tính của TCTK, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với cùng kỳ năm 2021 và cả năm trong khoảng 3,4-3,7%.
Giá điện tăng vọt trong tháng 7 vừa qua là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát của Tây Ban Nha trong tháng 7/2022 tăng lên mức 10,8%.
Ngân hàng Trung ương Mexico mới đây đã tiếp tục nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên 8,5%, mức cao nhất kể từ khi áp dụng chính sách tiền tệ dựa trên mục tiêu lạm phát vào năm 2008.
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Dave Ramsden cho biết BoE có thể sẽ phải nâng lãi suất hơn nữa từ mức hiện đang là cao nhất 14 năm qua, nhằm kiềm chế lạm phát vốn đang ngày càng ăn sâu vào nền kinh tế Anh.
Tiếp sau đà tăng giá của SGD vào tháng Một năm nay, Cơ quan tiền tệ Singapore đã một lần nữa chủ động can thiệp vào tỷ giá hối đoái của đồng SGD ngoài các mốc thời gian bình thường.
Theo các chuyên gia tài chính, kinh tế, Việt Nam cần hết sức quan tâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát, nhưng cũng đừng "quá sợ lạm phát", "không nên thái quá". Không được để cho cơ hội tăng trưởng này bị vuột mất.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng trung ương nhiều nước đánh giá lạm phát vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đòi hỏi các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm phải rất đồng bộ.
Một số đại diện của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nguồn tin trong ngành dầu mỏ mới đây nhận định tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới sẽ chậm lại vào năm 2023, trong bối cảnh giá dầu thô và nhiên liệu tăng mạnh đẩy lạm phát lên cao và khiến kinh tế toàn cầu chững lại.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Đại biểu Quốc hội cho rằng trong thời điểm hiện nay, khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu thì không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, Chính phủ cần có một cuộc tổng rà soát lại sức khỏe của các tập đoàn lớn để thấy "bức tranh thật", "sức khỏe thật hay ảo", qua đó có những chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, để giảm được giá xăng dầu, cần công cụ thuế để kiểm soát giá, phải có giải pháp để giảm thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.