|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ

23:10 | 02/09/2019
Chia sẻ
Giới công nghệ không thiếu câu chuyện truyền cảm hứng về những người nhập cư trở nên vĩ đại sau khi đến Mỹ. Rất nhiều người phải trải qua cuộc sống cơ cực, bần hàn trên bước đường tới thành công.

Hơn 1/3 các công ty công nghệ hàng đầu Mỹ được thành lập bởi một người sinh ra ngoài đất Mỹ. Câu chuyện thành công của họ là nguồn cảm hứng cho nhiều người nhập cư tới Mỹ với hi vọng hiện thực hóa “giấc mơ Mỹ”. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào thành công của họ, rất dễ quên mất thực tế họ đã phải trải qua không ít khó khăn – từ rào cản ngôn ngữ đến năng lực tài chính – để đạt tới thành công.

Dưới đây là một số tấm gương như vậy: 

Sergey Brin

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 1.

Đồng sáng lập Google chỉ mới 6 tuổi khi cả gia đình chuyển từ Liên bang Xô Viết sang Mỹ. Kỷ niệm đầu tiên về nước Mỹ của ông là “ngồi ở ghế sau ô tô, kinh ngạc trước mọi chiếc xe khổng lồ trên đường cao tốc”. Mẹ Brin chia sẻ ông gặp khó khăn trước môi trường mới. Ông bị chế nhạo và nói tiếng Anh bằng trọng âm rất nặng, khiến cho năm đầu tiên vô cùng vất vả.

Dù vậy, ông đã vượt qua và còn theo học khoa học máy tính của Stanford, một trong các đại học danh giá nhất, nơi ông gặp đồng sáng lập Google Larry Page. Hiện tại, Google đã là công ty 366 tỷ USD và bản thân Brin có tài sản ròng khoảng 30 tỷ USD.

Elon Musk

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 2.

Elon Musk là nhà sáng lập, người đứng đầu Tesla và SpaceX. Ông sinh ra và lớn lên tại Nam Phi trước khi trở thành công dân Canada năm 1989. Theo Inc, Musk thường nói về thời gian sống tại Nam Phi, miêu tả chi tiết những khó khăn khi lớn lên trong cộng đồng này.

Khi Musk chuyển tới Canada theo học đại học Queen, ông sống nhờ vào 1 USD/ngày. Sau đó, ông chuyển sang học tại Đại học Pennsylvania và có 2 bằng đại học. Ông thành lập công ty đầu tiên vào năm 1995.

Năm 2002, ông trở thành công dân Mỹ. Cùng năm này, ông kiếm được tỷ USD đầu tiên sau khi PayPal – công ty ông mở ra - được eBay mua lại với giá 1,5 tỷ USD. Hiện, tài sản ròng của ông vào khoảng 19,7 tỷ USD.

Sundar Pichai

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 3.

Theo một bài báo trên CNN, CEO Google Sundar Pichai sinh trưởng trong ngôi làng nhỏ, nghèo khó tại Ấn Độ trước khi sang Mỹ học đại học. Ông nhớ lại ngày gia đình có chiếc điện thoại đầu tiên: “Nó trở thành một tài sản chung. Mọi người đến để gọi cho con họ. Với tôi, nó thể hiện sức mạnh của công nghệ”.

Pichai giành học bổng toàn phần tại Stanford và nhận bằng MBA từ trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Sau đó, ông làm việc tại Applied Materials và McKinsey trước khi gia nhập Google năm 2004. Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm CEO Google.

Gần đây, ông xung đột với Tổng thống Mỹ vì chính sách nhập cư và lệnh cấm di chuyển.

Max Levchin

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 4.

Nhà sáng lập PayPal Max Levchin sinh tại Ukraine nhưng chuyển sang Mỹ năm 16 tuổi. Ông cho biết gia đình rất nghèo khi mới tới đây, ông cũng có trọng âm khá nặng khi nói tiếng Anh. Dù thành thạo tiếng Anh, Levchin lại khó khăn khi phải hiểu các câu chuyện văn hóa của mọi người tại trường học.

Để vượt qua điều này, ông xem nhiều chương trình truyền hình Mỹ. 7 năm sau, ông đồng sáng lập PayPal cùng Peter Thiel và Elon Musk.

Jan Koum

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 5.

Đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum sinh tại Ukraine, nơi ông lớn lên trong căn nhà không có nước nóng. Ông cùng gia đình chuyển tới Mỹ năm 16 tuổi. Họ sống tại Mountain View, CA và sống nhờ tem phiếu. Mẹ của ông làm nghề trông trẻ, còn ông làm dọn dẹp tại một cửa hàng tạp hóa. Cha ông mất năm 1997 còn mẹ qua đời năm 2000 vì ung thư.

Bất chấp những điều này, Koum đủ thông minh để tự học về mạng máy tính qua sách mua tại tiệm sách cũ. Ông học tại Đại học bang San Jose và tìm được việc tại Yahoo. Năm 2009, ông thành lập WhatsApp và sau này được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD. Tài sản ròng của ông vào khoảng 7,2 tỷ USD.

Jerry Yang

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 6.

Đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang, sinh ra tại Đài Loan. Ông chỉ 8 tuổi khi chuyển đến San Jose, CA, Mỹ năm 1976. Ông chỉ biết một từ tiếng Anh duy nhất là “giầy” khi đặt chân tới đây. Mất 3 năm để ông thành thạo tiếng Anh.

Điều đó không ngăn cản ông đạt thành tích học tập xuất sắc. Ông có bằng cử nhân và thạc sỹ Kỹ thuật điện tại Stanford. Tại đây, ông gặp David Filo và cùng thành lập Yahoo – một trong các công ty Internet thành công nhất những năm 1990.

Andy Grove

Không được 'ngậm thìa vàng', những người này từng trải qua cuộc đời cơ cực trước khi bá chủ làng công nghệ - Ảnh 7.

Andy Grove (áo đỏ) và Bill Gates

Andy Grove sinh tại Hungary, ông dành nhiều năm lẩn trốn phát xít trước khi đến Mỹ năm 1957. Với số tiền và khả năng nói tiếng Anh ít ỏi, ông gặp khó khăn với cuộc sống mới tại đây. Ông làm dọn dẹp nhà hàng trong suốt những năm học đại học, còn bạn gái làm bồi bàn.

Về sau, ông lấy bằng Tiến sỹ Kỹ thuật hóa học tại UC Berkeley và được nhận vào công ty bán dẫn Fairchild. Công việc giúp ông trở thành lãnh đạo tại Intel những ngày đầu tiên và sau hơn một thập kỷ trở thành CEO.

Dưới sự dẫn dắt của ông, Intel trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới. Steve Jobs, người thường gọi cho Grove để xin lời khuyên, xem ông là “thần tượng”.

Du Lam

Giảm VAT 2% lần thứ 5: Nên giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.