|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại trở lại mua ròng gần 225 tỷ đồng phiên VN-Index đảo chiều ngoạn mục, tâm điểm DCM, DPM, STB

16:37 | 24/05/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index lấy lại sắc xanh vào những phút cuối, khối ngoại quay lại mua ròng gần 192 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 831 triệu đơn vị. Dòng tiền của NĐT nước ngoài tiếp tục tập trung ở nhóm hóa chất, ngân hàng.

Một phiên giao dịch quá cảm xúc khi thị trường đầu phiên chiều giảm mạnh theo hiệu ứng domino do thông tin về kế hoạch lợi nhuận sụt giảm của HPG. Tuy nhiên về cuối phiên lực cầu bắt đáy tăng vọt đã giúp hàng loạt cổ phiếu hồi phục nhanh chóng. Thanh khoản thị trường tương đương phiên hôm qua với giá trị giao dịch hơn 14.000 tỷ đồng.

Đóng cửa, VN-Index tăng 14,57 điểm (1,2%) lên 1.233,38 điểm, HNX-Index tăng 5,3 điểm (1,76%) lên 305,96 điểm, UPCoM-Index giảm 0,51 điểm (0,55%) về 93,12 điểm.

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại quay lại mua ròng gần 192 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 831 triệu đơn vị. Dòng tiền của NĐT nước ngoài tiếp tục tập trung ở nhóm hóa chất, ngân hàng.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Về giá trị cụ thể, khối ngoại tập trung mua gom cổ phiếu DCM của Phân bón Dầu khí Cà Mau với 81 tỷ đồng, tương đương gần 2,4 triệu đơn vị. Một đại diện khác của nhóm phân bón là DPM cũng được mua gom với giá trị vào ròng đạt 74,4 tỷ đồng.

Cùng với đó, cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cũng đứng vị trí Top5 mua ròng. Thị giá mã này hôm nay bật tăng gần 4% sau thông tin doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 117%.

Hoạt động giải ngân của khối ngoại còn tập trung ở nhiều cổ phiếu ngân hàng như STB (74,2 tỷ đồng), CTG (55,9 tỷ đồng), TPB (33,5 tỷ đồng), VCB (32,6 tỷ đồng), HDB (29 tỷ đồng). Cùng chiều, lực cầu của NĐT nước ngoài còn tìm đến hai ông lớn bất động sản là VHM và VRE với giá trị vào ròng là 22,3 tỷ và 22,1 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Cổ phiếu HPG dẫn đầu chiều bán khi bị xả ròng hơn 145,2 tỷ đồng. Thị giá cổ phiếu của Hòa Phát lao dốc mạnh, thậm chí có thời điểm nhúng sàn trong phiên chiều trong bối cảnh Chủ tịch Trần Đình Long chia sẻ khó khăn của ngành thép trong phiên họp đại hội đồng cổ đông sáng nay.

“Quý vị cứ đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III, quý IV đi rồi sẽ thấy. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nói. 

Theo sau, loạt cổ phiếu ngành chứng khoán là VND, SSI, VCI bị bán ròng với giá trị 32 – 86 tỷ đồng. Phiên hôm nay, dòng chứng khoán cũng đã tạo cây nến rút chân vào những phút cuối kèm khối lượng tích cực và có thể kì vọng cho nhịp hồi đủ T. Điển hình là SSI bật tăng mạnh sau phiên giảm sàn hôm qua.

Cùng chiều, giao dịch rút vốn cũng được ghi nhận tại một số mã GAS (19,6 tỷ đồng), NKG (13 tỷ đồng), KDH (9,2 tỷ đồng), DIG (7,1 tỷ đồng), SAB (7 tỷ đồng) vầ PVD (7 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 3,13 tỷ đồng, nhưng bán ròng 30.200 đơn vị cổ phiếu.

Có phần tương tự phiên trước, sàn HNX chỉ ghi nhận 2 cổ phiếu được mua ròng trên 1 tỷ đồng là IDC của IDICO (5,4 tỷ đòng) và BAX (1,2 tỷ đồng). Kế tiếp, quy mô mua ròng nhẹ hơn được ghi nhận tại PVI (856 triệu đồng), NVB (778 triệu đồng), THD (227 triệu đồng),…

Tại chiều bán ra, khối ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi IDJ (1,8 tỷ đồng) và NTP (1,1 tỷ đồng). Tương tự, một số mã cũng được giao dịch cùng chiều còn có L14 (737 triệu đồng), CEO (630 triệu đồng),…

Tương tự, trên thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp đà mua ròng với quy mô 28,77 tỷ đồng, giảm 65% so với phiên trước, tương đương hơn 1,3 triệu đơn vị cổ phiếu được gom ròng.

Các nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị gần 30,5 tỷ đồng. Theo sau, các mã thu hút lực cầu trong phiên còn có QNS (3 tỷ đồng), SIP (1,3 tỷ đồng), QTP (1,2 tỷ đồng),...

Trở lại phía bán, VTP của Vietel Post là mã bị bán ròng nhiều nhất với hơn 6,8 tỷ đồng. Nhóm này theo sau rút ròng gần 1,1 tỷ đồng mã VEA và CLX, trước khi bán ròng nhẹ hơn các cổ phiếu như GHC, EIC, HNI,…

Thảo Bùi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.