|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Khởi nghiệp không màu hồng như nhiều người lầm tưởng'

10:41 | 16/12/2020
Chia sẻ
Hiện nay, các SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) xuất hiện rất nhiều đi kèm với đó là những lầm tưởng về khởi nghiệp.
Những nhận thức sai lầm về khởi nghiệp - Ảnh 1.

Ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp Tập đoàn Tiki. (Ảnh: Báo Đầu tư).

Tại một hội thảo về cơ hội cho người lao động trong trạng thái bình thường mới diễn ra tại Long An, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp Tập đoàn Tiki, chia sẻ rằng khởi nghiệp là phong trào phổ biến nhưng hình ảnh của nó không "màu hồng và "sexy" như nhiều người lầm tưởng.

"Khởi nghiệp chắc chắn khó hơn rất nhiều. Khi khởi nghiệp rất nhiều áp lực cạnh tranh về vốn, thị trường, khách hàng và rất nhiều biến. Chúng ta nên có cái nhìn thiết thực hơn về khởi nghiệp", ông Khánh nói.

Ông Khánh chỉ ra rằng một người trước khi khởi nghiệp nên trả lời được các câu hỏi: Bản thân chúng ta có phải người phù hợp? Tại sao mình là người phù hợp mà không phải ai khác? Tại sao ý tưởng này mà không phải ý tưởng khác? Tại sao khách hàng chọn mình, thay vì những doanh nghiệp khác?

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, ông Lê Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc, cho biết để khởi nghiệp thì một người phải dám ước mơ lớn, suy nghĩ tích cực sẽ đạt được điều đó, đồng thời phải "chịu là một học trò tốt, thiếu, yếu phải chủ động đi học".

Tuy nhiên, ông Khánh lại cho rằng việc học kĩ năng mới đã rất khó nhưng việc bỏ kiến thức cũ để học kiến thức mới phù hợp với môi trường và thời đại lại khó hơn.

"Vì vậy, việc sẵn sàng để lại quá khứ của mình, học cái mới, là sự thay đổi rất lớn về mặt tinh thần của một người", ông Khánh nhận định.

Cuối cùng, ông Khánh cổ vũ các startup bằng nhận định rằng hiện nay SMEs rất nhiều, việc thất bại không phải là điều xấu mà đó là vì mỗi người đều có một vai trò riêng trong xã hội.

Tường Vy

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.