Khó xử lý hình sự việc Trung Nguyên tiếp tục bãi nhiệm Lê Hoàng Diệp Thảo
Thuở quán cà phê Trung Nguyên mọc nhanh như nấm ở Sài Gòn qua lời kể của Lê Hoàng Diệp Thảo |
Ngày 20/9, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở phiên xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đối với bản án sơ thẩm mà Tòa án đã tuyên ngày 22/9/2017.
Phiên xử sơ thẩm của Tòa án Nhân dân TP.HCM đã hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Đặng Lê Nguyên Vũ (với tư cách chủ tịch HĐQT) ký vào tháng 4/2015, cho rằng đây là hành động lạm quyền và trái quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.
Hội đồng xét xử khôi phục chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong tập đoàn Trung Nguyên, yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không ngăn cấm, cản trở bà Lê Hoàng Diệp Thảo tham gia điều hành và quản lý tại tập đoàn.
Phán quyết của tòa án khôi phục chúc vụ và mọi quyền hạn của Phó tổng giám đốc thường trực tại tập đoàn Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. |
Bản án có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên án. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo được khôi phục chức vụ và mọi quyền hạn của Phó tổng giám đốc thường trực tại Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa án công nhân chức vụ phó tổng giám đốc thường trực tại Trung Nguyên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo là vị trí quan trọng tại công ty (chỉ sau ông Đặng Lê Nguyên Vũ).
Một ngày sau phán quyết của Tòa án Nhân dân cấp cao TP HCM khôi phục chức vụ Phó Tổng Giám đốc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên, Tập đoàn công bố quyết định của Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên bãi nhiệm chức Phó Tổng giám đốc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói với báo Tiền Phong: "Sau khi tôi được khôi phục chức vụ, nếu cá nhân, nhóm người nào cản trở quyền hợp pháp tôi tại Trung Nguyên nghĩa là không chấp nhận bản án, không chấp hành quy định của Tòa án. Khi đó tôi có quyền đề nghị xử lý hình sự các đối tượng này, nếu có, theo quy định của pháp luật hiện hành".
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc công ty Luật TGS. Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn |
Bàn luận về động thái mới nhất của Trung Nguyên, luật sư Nguyễn Văn Tuấn - giám đốc công ty Luật TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - khẳng định việc không chấp hành một quyết định hay một bản án đã có hiệu lực của tòa án mà nghĩa vụ, đối tượng và bên phải thi hành án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Nhưng trong trường hợp của bà Thảo, tập đoàn Trung Nguyên không phải là hành động không thi hành bản án, mà họ lặp lại một hành vi dân sự tương tự thuộc hành vi mà Bộ luật Hình sự không cấm", ông Tuấn giải thích.
Về cơ bản, Trung Nguyên vẫn chấp hành quyết định của Tòa án, nhưng thực hiện một quyết định mới. Ông Tuấn nhấn mạnh rằng, chẳng luật nào cấm doanh nghiệp thực hiện thêm một hành vi hay giao dịch dân sự giống hệt một hành vi hay giao dịch trái luật theo một bản án hay quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
"Doanh nghiệp chỉ bị xử lý hình sự nếu họ chống việc cưỡng chế thi hành án hoặc thực hiện những hành vi tương tự. Cơ quan thi hành án luôn có biện pháp cưỡng chế thi hành án trong quá trình tiến hành các thủ tục thi hành án", ông Tuấn lập luận.
Xem thêm |