|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khó khăn nào cho ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới?

07:00 | 10/12/2017
Chia sẻ
Để có thể phát triển bứt phá hơn nữa trong tương lai, ngành cà phê Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu, tái canh cà phê,…
kho khan nao cho nganh ca phe viet nam trong thoi ky phat trien moi Ngành cà phê Việt Nam hướng tới tăng năng suất, chất lượng chứ không tăng diện tích
kho khan nao cho nganh ca phe viet nam trong thoi ky phat trien moi Người trồng cà phê Việt Nam và Brazil trữ hàng chờ giá lên
kho khan nao cho nganh ca phe viet nam trong thoi ky phat trien moi Thị trường cà phê Việt Nam bất ngờ vắng khách dù đã gần cuối năm

Phát biểu tại hội thảo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết Việt Nam đã mất 160 năm để đạt và hoàn thành thời kỳ đầu là trở thành nước sản xuất và chế biến cà phê đứng thứ hai thế giới.

Ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, với sản lượng năm 1991 mới đạt 1% thị phần thế giới thì đến niên vụ 2015 – 2016 đã tăng lên trên 19%. Tuy nhiên, ngành cà phê nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

kho khan nao cho nganh ca phe viet nam trong thoi ky phat trien moi
Toàn cảnh hội thảo Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam (Ảnh: Vũ Thắng)

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với ngành cà phê Việt Nam

Ông Tự cho biết, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu tác động mạnh nhất từ biến đổi khí hậu. Trong vài năm gần đây, biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây mưa thất thường, làm cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu và khiến đất đai thoái hóa nhanh hơn.

Hậu quả là, các vụ mùa cà phê tại Tây Nguyên đều bị thiệt hại lớn cả về sản lượng và chất lượng. Điển hình nhất là năm 2016, ngành cà phê đã chịu cảnh hạn hán gay gắt nhất trong vòng 30 năm qua ở Tây Nguyên. Hàng vạn ha cà phê bị khô héo, hàng nghìn hồ chứa nước bị khô cạn, tuyết rơi kéo dài đến tận Nghệ An làm nhiều vườn cà phê chè Sơn La và Điên Biên bị chết. Gần đây nhất là cơn bão Damray vừa đổ bộ vào Tây Nguyên khi nông dân đang vào vụ thu hoạch.

Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi của Việt Nam đang tăng nhanh. Theo số liệu của Bộ NN, cả nước hiện có 86 nghìn ha trên 20 năm tuổi, chiếm 13,8% tổng diện tích cà phê cả nước; trong đó nhiều diện tích cho năng suất dưới 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, có trên 40 nghìn ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém. Như vậy, tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 – 10 năm tới khoảng 140 – 160 nghìn ha.

Hiện tại, tiến độ tái canh tại các tỉnh Tây Nguyên, trừ tỉnh Lâm Đồng, diễn ra chậm chạp do việc tái canh loại cây này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, rủi ro lại cao. Ngoài nguồn vốn tự có, người sản xuất gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Trong khi đó, theo Đề án tái canh của Bộ NN, diện tích cà phê được tái canh phải đạt khoảng 120 nghìn ha trong giai đoạn 2014 – 2020, tập trung tại 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Một vấn đề khác mà ngành cà phê đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ các cây trồng khác có giá trị cao hơn. Nhiều cây trồng có giá trị cao hơn, như hồ tiêu, sầu riêng, bơ, chanh dây, … đang lấn đất cà phê, nhất là sau khi Chính phủ đã lệnh đóng cửa rừng. Trong đó, hồ tiêu là nguy cơ lớn nhất đối với cà phê hiện nay. Ngành hồ tiêu theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đạt diện tích là 50.000 ha, nhưng đến nay đã tăng lên 100.000 ha.

Ông Tự đánh giá cà phê là mặt hàng có dự địa giá trị gia tăng còn rất cao, bởi cà phê nhân xuất khẩu hiện mới chỉ hưởng lợi 1/20 trong tổng chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Đặc biệt, nếu Việt Nam xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan, giá rị có thể tăng gấp đôi so với xuất khẩu cà phê nhân.

Để đạt mục tiêu này, ông Tự cho rằng phải thực hiện phương châm “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng”, đồng thời phải triển khai đồng bộ các giải pháp để giải quyết các khó khăn vừa nêu trên.

Vũ Thắng