|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kẻ được, người mất khi COVID-19 định hình lại ngành công nghệ tài chính Đông Nam Á

08:45 | 29/05/2020
Chia sẻ
Đại dịch viêm phổi cấp COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghệ tài chính hứng chịu tổn thất nặng, song cũng mang tới món quà bất ngờ cho nhiều doanh nghiệp khác.

Đại dịch viêm phổi cấp COVID-19 không thể ngăn đà tiến nhanh của giới doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) trong thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, Forbes nhận định. 

Những doanh nghiệp hưởng lợi từ COVID-19

Ở Indonesia, quốc gia dẫn đầu tuyệt đối ở Đông Nam Á về công nghệ tài chính (cả về qui mô và mức độ phức tạp của công nghệ), ngành fintech vẫn tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19

COVID-19 đang định hình lại ngành công nghệ tài chính  Đông Nam Á - Ảnh 1.

Tổng giá trị giao dịch trong thanh toán điện tử ở Đông Nam Á sẽ đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2025, khi tổng GDP của khu vực có 570 triệu dân có thể đạt 4.700 tỉ USD. Ảnh: WSJ

Hàng loạt công ty đang cung cấp hệ thống thanh toán điện tử, dịch vụ cho vay ngang hàng, đầu tư cổ phiếu tập thể, công nghệ bảo hiểm. Các dịch vụ khác - như tư vấn tài chính tự động - cũng phát triển mạnh.

Đà tăng trưởng của giới doanh nghiệp fintech phụ thuộc vào số lượng giao dịch và nỗ lực thu hút người dùng mới, theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Công nghệ tài chính Indonesia (AFTECH). Các nhà cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân ứng phó tác động tiêu cực của COVID-19 đối với tình hình tài chính của họ. 

Hiệp hội Những nhà cung cấp dịch vụ cho vay qua công nghệ tài chính Indonesia xác nhận một nửa thành viên của họ chỉ chuyên đáp ứng yêu cầu vay tiền để trả nợ của doanh nghiệp và cá nhân.

Đối tượng tổn thất vì COVID-19

Mercy Simorangki, giám đốc điều hành AFTECH, chỉ ra rằng gần như mọi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ công nghệ tài chính đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. 

Các dịch vụ hỗ trợ ngành công nghệ tài chính bao gồm nghiên cứu và tư vấn tài chính, ngân hàng bán lẻ, chuyển kiều hối, thiết lập hạ tầng ngân hàng

Mặc dù vậy, thực tế đáng buồn ấy không thể ngăn cản các startup công nghệ tài chính tiến lên để giúp khách hàng và doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh. Họ cung cấp hệ thống thanh toán miễn phí cho thương nhân, các khoản vay ngang hàng với lãi suất thấp, ứng dụng lập kế hoạch tài chính miễn phí.

Trước đại dịch COVID-19, Indonesia là "ngôi sao đang lên" trong khu vực Đông Nam Á. Doanh thu từ các dịch vụ số của Indonesia sẽ tăng 34% hàng năm, chỉ trong vòng 6 năm - từ 1,5 tỉ USD trong năm 2019 lên 8,4 tỉ USD trong năm 2025, theo một nghiên cứu chung của Google, Temasek và Bain về tương lai của dịch vụ tài chính số ở Đông Nam Á.

Nghiên cứu cũng cho thấy tổng giá trị giao dịch trong thanh toán điện tử ở Đông Nam Á sẽ đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2025, khi tổng GDP của khu vực có 570 triệu dân có thể đạt 4.700 tỉ USD.

Cho vay trên nền tảng kĩ thuật số sẽ đóng góp 110 tỉ USD trong tổng doanh thu ấy, còn đầu tư qua nền tảng số sẽ đạt 75 tỉ USD, và chuyển tiền qua nền tảng số sẽ đạt doanh thu 28 tỉ USD.

"Ở Đông Nam Á, đây là khoảng thời gian rất lí tưởng để gia nhập thị trường công nghệ tài chính. Công nghệ đã trở thành công cụ cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. Chúng ta đang thấy thực tế đó trong mọi phương diện của nền kinh tế", Mittal phát biểu. 

Những đối tượng hưởng lợi từ COVID-19 cũng bao gồm những doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ bảo mật, giám sát các quá trình quản lí, thanh toán điện tử. Sự trỗi dậy của họ phản ánh nhu cầu đối với hoạt động xác thực trên nền tảng số, cũng như mối quan ngại đối với khả năng bảo mật trong những giao dịch như vậy. 

Ví dụ, nhiều người vẫn lo ngại về tính pháp lí và sự phù hợp của chữ kí điện tử đối với một số dạng hợp đồng số.


Nhạc Phong