|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tiền chảy vào fintech Đông Nam Á tăng gấp ba, Việt Nam là điểm sáng với hai thương vụ 'siêu đầu tư'

07:41 | 17/11/2021
Chia sẻ
Với các thương vụ 'siêu đầu tư' mà MoMo và VNPAY thực hiện thành công trong năm 2021, vốn đầu tư vào fintech Việt Nam chiếm 11% tổng đầu tư vào Đông Nam Á, xếp thứ 3 sau Singapore và Indonesia.

Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) Đông Nam Á đã tăng gấp ba lần để chạm mốc 3,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021. Trong đó, Singapore vẫn là quốc gia thu hút được nhiều vốn đề tư nhất.

Theo báo cáo "Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight" của UOB, PwC Singapore và Hiệp hội Công nghệ tài chính Singapore (SFA), đầu tư vào fintech bật tăng được thúc đẩy bởi 167 thương vụ gọi vốn thành công, trong đó có 13 đợt "siêu gọi vốn" (các vòng gọi vốn với quy mô từ 100 triệu USD trở lên). Thực tế, 13 đợt "siêu gọi vốn" này mang về tới 2 tỷ USD vốn đầu tư.

a - Ảnh 1.

Tình hình vốn đầu tư vào mảng fintech tại 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). (Nguồn: Tracxn, báo cáo Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Trong số 13 đợt "siêu gọi vốn" diễn ra trong 9 tháng đầu năm 2021, có tới 10 đợt được thực hiện vào các startup fintech giai đoạn muộn.

Theo báo cáo "Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight", thực tế này cho thấy thay đổi trong khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư. Báo cáo dự đoán rằng các nhà đầu tư nhìn nhận nhóm công ty đã đạt được "độ chín" có thể phát triển mạnh mẽ hơn ngay sau khi những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 qua đi. Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất vẫn là mảng thanh toán.

a - Ảnh 2.

(Nguồn: Tracxn, báo cáo Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Tại Việt Nam, 93% vốn đầu tư vào lĩnh vực fintech trong 9 tháng đầu năm được dành cho mảng thanh toán. Con số này là 55% nếu tính trung bình ở lĩnh vực ở 6 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Singapore dẫn đầu gọi vốn fintech, chiếm 6 trong số 13 đợt "siêu gọi vốn"

a - Ảnh 3.

Số vốn đầu tư vào các công ty fintech phân theo quốc gia năm 2020 so với 9 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Tracxn, báo cáo Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Các công ty fintech Singapore dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư tại Đông Nam Á khi chiếm gần một nửa (49%) trong 167 thương vụ đầu tư cùng tổng vốn kêu gọi 1,6 tỷ USD. Trong đó, Singapore có 6 trong số 13 đợt "siêu gọi vốn" với quy mô tổng cộng 972 triệu USD.

a - Ảnh 4.

Số thương vụ đầu tư vào các công ty fintech phân theo quốc gia năm 2020 so với 9 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Tracxn, báo cáo Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Trong khi đó, Indonesia giữ vị trí số hai với 904 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 26%). Việt Nam bứt phá mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm 2021 với 375 triệu USD vốn đầu tư vào startup fintech (11%) sau khi MoMo và VNPAY thu hút tới 2 vòng "siêu gọi vốn".

Đầu tư vào mảng công nghệ đầu tư và tiền mã hoá tăng trưởng mạnh nhất

Vốn đầu tư vào fintech Đông Nam Á tăng gấp 3 lần, Việt Nam nổi lên là điểm sáng - Ảnh 5.

(Nguồn: Tracxn, báo cáo Fintech in ASEAN 2021: Digital Takes Flight, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Vốn đổ vào các công ty công nghệ đầu tư và tiền mã hoá ở Đông Nam Á ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay với tốc độ tương trưởng lần lượt là 493% và 424%, vượt qua "thành tích" 244% của mảng thanh toán. Mặc dù xét về quy mô đầu tư, hai mảng này vẫn xếp sau thanh toán.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 6 năm mảng tín dụng không lọt vào top 3 mảng fintech nhận được nhiều đầu tư nhất ở Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, các công ty tín dụng nhận về 314 triệu USD vốn đầu tư, tăng 78% so với năm 2020.

Nam Khánh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.