|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Italy bày tỏ quan ngại về gạo nhập khẩu từ Đông Nam Á

08:26 | 14/04/2017
Chia sẻ
Các nhà sản xuất gạo của Italy lên tiếng cảnh báo về chất lượng gạo nhập khẩu từ châu Á, đồng thời cho biết gạo nhập khẩu từ châu Á đã khiến giá gạo trong nước bị tụt dốc thảm hại.
italy bay to quan ngai ve gao nhap khau tu dong nam a

Nông dân Thái Lan thu hoạch lúa trên cánh đồng ở tỉnh Nakhon Pathom. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, các nhà sản xuất gạo của Italy ngày 13/4 đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng gạo nhập khẩu từ châu Á, đồng thời cho biết ngành sản xuất gạo trong nước đang lâm vào khủng hoảng do sự cạnh tranh gay gắt về giá so với gạo nhập khẩu.

Theo Hiệp hội nông dân Italy (Coldiretti), gạo nhập khẩu từ châu Á đã khiến giá gạo trong nước bị tụt dốc thảm hại. Bên cạnh đó, các luật lệ lỏng lẻo về dán nhãn hàng hóa đã làm cho người tiêu dùng không thể biết được nguồn gốc của các loại gạo đang được bày bán ở siêu thị.

Chủ tịch Coldiretti, Roberto Moncalvo, nói: “Trong năm qua, giá gạo trong nước đã giảm một nửa và số lượng gạo nhập khẩu từ Đông Nam Á đã tăng gấp bốn lần. Gạo sản xuất ở Đông Nam Á là nguy hiểm do lúa trong quá trình trồng bị phun thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, ngành trồng lúa ở khu vực này cũng sử dụng lao động trẻ em.

Khoảng 1/4 số lượng gạo bán ở Italy là được nhập từ bên ngoài, nhưng người tiêu dùng không biết được điều này do nguồn gốc xuất xứ không được ghi trên nhãn sản phẩm." Coldiretti còn cho hay Italy là nước sản xuất gạo lớn nhất châu Âu.

Hơn 4.200 nông trại ở Italy mỗi năm có thể sản xuất được khoảng 1,6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, người nông dân hiện phải bán tới 3kg gạo thô mới có thể mua nổi một cốc càphê. Nguyên nhân là do tình trạng đầu cơ và gian lận trong buôn bán gạo ở nước này. Và cuối cùng, người tiêu dùng đang phải gánh chịu hậu quả.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.