Honda trở thành 'nạn nhân' mới nhất của cuộc khủng hoảng chip toàn cầu
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã khiến nhiều nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn trong suốt thời gian qua. Mới nhất, nhà sản xuất của Nhật Bản là Honda cũng đã buộc phải cắt giảm sản lượng vì vấn đề này, theo tạp chí Fortune.
Sự thiếu hụt các loại chất bán dẫn, những thiết bị cần thiết trong quá trình sản xuất thiết bị điện tử, đã khiến ngành công nghiệp ô tô rơi vào cảnh “lao đao” trong hơn một năm. Năm 2021, tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu đã buộc các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới phải hủy kế hoạch sản xuất khảong 11,3 triệu xe. Các dự báo mới nhất cho năm 2022 cho thấy các công ty đã phần nào thích nghi được với cuộc khủng hoảng chip, nhưng vẫn có tới 3,8 triệu xe dự kiến sẽ bị hủy sản xuất trong năm nay.
Những thông tin và con số này chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng chip vẫn chưa kết thúc, hoặc các công ty sản xuất ô tô không thể thực hiện phần lớn cắt giảm đối với kế hoạch sản xuất của họ. Mới nhất, đến đầu tháng 10, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda sẽ cắt giảm sản xuất tại một trong những nhà máy ở Nhật Bản của họ xuống 40% và giảm 30% hoạt động tại một nhà máy lắp ráp riêng biệt, theo thông tin được Reuters đăng tải ngày 22/9, trích dẫn mối quan tâm tới vấn đề chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hụt chip.
Đáng chú ý, đây là lần thứ hai trong năm nay, công ty của Nhật Bản buộc phải cắt giảm 40% công suất sản xuất tại các nhà máy đó. Phía Honda hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Các nhà sản xuất ô tô gặp khó vì cuộc khủng hoảng chip
Một nút thắt cổ chai đã xuất hiện trong những ngày đầu của đại dịch vì sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kết hợp với các lệnh giãn cách xã hội liên quan tới dịch COVID-19, khiến các nhà sản xuất ô tô không thể đáp ứng được nhu cầu tăng vọt.
Các chuyên gia trong ngành năm ngoái đã hy vọng rằng sự thiếu hụt chip có thể được giải quyết vào năm nay, nhưng những vấn đề đang diễn ra trong năm 2022 đã tiếp tục trì hoãn sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô, qua đó gây ảnh hưởng đến khả năng của các nhà sản xuất để phục hồi khối lượng sản xuất đầy đủ như trước khi đại dịch bùng phát.
Ngoài Honda, Mercedes, Daimler và Hyundai cũng đã tuyên bố cắt giảm sản xuất trong năm ngoái do vấn đề thiếu hụt chip bất chấp các doanh nghiệp này đã có những nỗ lực lớn. Đầu năm nay, các công ty sản xuất ô tô Nhật Bản đã dự báo lợi nhuận sẽ tăng lên vào năm 2022, với niềm tin vào việc cuộc khủng hoảng chip sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lớn sau đó đã cắt giảm dự báo do vấn đè thiều hụt chip vẫn còn tồn tại.
Vào tháng 5, Nissan, công ty sản xuất ô tô lớn thứ ba của đất nước đã đưa ra dự kiến rằng lợi nhuận sẽ được thay đổi cho năm tài chính 2022. Tháng trước, nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản là Toyota cũng thông báo rằng lợi nhuận quý đầu tiên của họ trong năm đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chip, vấn đề gây rắc rối
Để làm giảm bớt những tác động của cuộc khủng hoảng chip, chính quyền Tổng thống Joe Biden gần đây đã phê duyệt Đạo luật Chip nhằm chuyển hàng tỷ khoản đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp chế tạo chip trong nước của quốc gia này. Tuy nhiên, với các xưởng đúc bán dẫn phải mất tới 5 năm để xây dựng, sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để ngành chip cảm nhận được tác động từ Đạo luật Chip.
Các công ty cá nhân cũng đã có một sáng kiến. Vào tháng 7, đơn vị phần mềm của Volkswagen, Cariad đã ký một thỏa thuận với nhà cung cấp chất bán dẫn châu Âu STMicroelectronics và Đài Loan TMC TSMC để đảm bảo cung cấp chip trong tương lai cho nhà sản xuất ô tô này.
Mặc dù các công ty và chính phủ đã thực hiện những kế hoạch thay thế, song tác động của vấn đề thiếu hụt chip vẫn có thể kéo dài lâu hơn. Các nhà phân tích của JP Morgan vào tháng trước đã cảnh báo rằng trong khi vấn đề tồi tệ nhất của chuỗi cung cấp chip có thể được giải quyết vào cuối năm nay, một số loại chip nhất định, bao gồm cả những loại được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô có thể vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất.
Sự thiếu hụt thậm chí có thể kéo dài cho đến năm 2024, người đứng đầu bộ phận mua sắm của Volkswagen, Murat Aksel đã cảnh báo vào đầu tuần này, với lý do liên quan tới vấn đề rủi ro địa chính trị đe dọa sản xuất ở Đài Loan và Trung Quốc, nơi tập trung lượng lớn công suất sản xuất chip trên toàn cầu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/