Theo dự báo của tỷ phú Trần Bá Dương, đến năm 2024 thì HAGL Agrico mới có thể có lợi nhuận khả quan hơn. Tính đến hết năm 2022, công ty này đang lỗ lũy kế gần 7.000 tỷ đồng.
Bên cạnh các vấn đề như thiếu hụt lao động, chi phí phân bón, vật tư, chi phí vận chuyển tăng mạnh so với cùng kỳ, lỗ tỷ giá, thì sự xuất hiện của bão Noru khiến HNG thua lỗ đậm hơn trong quý III.
Đầu tháng 8, HAGL Agrico cho biết sẽ tiếp tục làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ giữa các bên và nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án tại Lào và Campuchia, để triển khai pháp lý đầu tư dự án và huy động nguồn vốn để có dòng tiền đầu tư.
Sản lượng giảm vì thiếu hụt lao động, chi phí vận chuyển leo thang, giá phân bón cùng vật tư gia tăng và đặc biệt là khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khiến HAGL Agrico lỗ đậm quý II và lỗ ròng 6 tháng 670 tỷ đồng.
Thay vì theo đuổi chiến lược cố gắng mở rộng diện tích trồng chuối, khi tiếp quản HNG từ tay bầu Đức, ông Trần Bá Dương quyết định củng cố lại những diện tích hiện có, đạt mục tiêu sinh lời trên từng mét vuông.
Ngồi trầm ngâm xuyên suốt buổi Đại hội, đến khi gần kết thúc, ông Đoàn Nguyên Đức - người từng cầm trịch HNG mới phát biểu và tỏ vẻ khâm phục, đồng tình với cách làm nông nghiệp bài bản của ông Trần Bá Dương.
Chủ tịch Trần Bá Dương sau khi tiếp quản HNG phải thừa nhận làm nông nghiệp quy mô lớn là không hề đơn giản. Định hướng chiến lược của HNG dưới trướng chủ mới sẽ phải tập trung đầu tư cho thủy lợi, điện, giao thông,... làm tiền đề cho năm 2024 phát triển.
Doanh nghiệp cho biết mục đích giao dịch là ngân hàng bán thu nợ. Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico giảm từ 11,73% xuống còn 9,4% vốn, tương đương với gần 105 triệu cổ phiếu.
Sau năm 2021 thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, năm 2022 dự báo tiếp tục là năm khó khăn với HAGL Agrico khi công ty sẽ ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước chưa hạch toán nên ước tính lỗ chỉ riêng cho khoản chi phí này lên tới 2.400 tỷ.