Thực phẩm sạch vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của đại bộ phận người tiêu dùng tại Việt Nam. Người ta sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sự yên tâm và an toàn.
Saigon Co.op cho biết trong nhiều tháng qua, kể từ khi dịch bùng phát, hệ thống bán lẻ này đã thực hiện trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng và âm thầm bù lỗ cho nhiều chi phí phát sinh để phục vụ nhu cầu mua sắm tiết kiệm của người dân trong tình hình trong dịch bệnh.
Khoảng 17h ngày 24/7, tại một số siêu thị TP Hà Nội ghi nhận lượng người mua sắm tăng cao. Nhóm hàng nhu yếu phẩm, rau củ quả, thực phẩm tươi sống đặc biệt là thịt heo, thịt bò, thịt gà nhanh chóng được vét sạch tại một số kệ hàng.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hàng hóa hiện đang rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng nguồn hàng, tăng cường nguồn nhân lực để phục vụ người tiêu dùng.
10 ngày qua, ngành bán lẻ TP HCM trải qua nhiều thăng trầm chưa từng thấy, từ cảnh người dân ùn ùn xếp hàng đi siêu thị trữ đồ, đến lúc được gỡ khó để hàng hoá về đầy kệ.
Giữa lúc cơn "bão giá" rau củ quả đang khiến người dân TP HCM khổ sở, nhiều tấm lòng ở các địa phương khác đã thể hiện tinh thần đùm bọc của dân tộc Việt Nam, đem hàng tấn rau gửi tặng Sài thành với hi vọng thành phố mang tên Bác sẽ vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch.
"Nói thẳng thắn là giá bán bó rau của Bách Hoá Xanh ngày hôm nay nó có cao hơn trước dịch không, điều đó là có", ông Trần Kinh Doanh, CEO CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, xác nhận.
Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nhưng khó vào siêu thị nội địa do quy định sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin trong Thông tư 10. Bất cập này khiến doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.
Nhiều chủ đầu tư bất động sản đã vượt qua giai đoạn tái cấu trúc và khởi động lại hoạt động triển khai, ra mắt dự án. Các chính sách kích cầu thị trường vẫn được sử dụng.