Hàng loạt mã penny trong diện kiểm soát tăng mạnh tuần qua
Công ty thua lỗ ‘chóng mặt’ sau soát xét, cổ phiếu vẫn tăng |
Kết phiên 7/9, chỉ số VN-Index giảm 29 điểm so với tuần trước, tương đương 2,9%, về mức 969 điểm. HNX-Index giảm nhẹ xuống còn 111,7 điểm; UPCoM-Index giảm 0,01% còn 51 điểm.
Theo CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường trải qua tuần giao dịch theo chiều hướng điều chỉnh với 3/4 phiên giảm điểm (phiên đầu tuần nghỉ lễ). Sau khi tiếp cận vùng kháng cự xung quanh 1.000 điểm cuối tuần trước, thị trường chịu áp lực bán ra khiến VN-Index rung lắc mạnh trong ba phiên liên tiếp trước khi hồi phục trở lại vào ngày 7/9.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, dầu khí, hàng không chịu áp lực chốt lời mạnh và là những nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chung, điển hình là VCB, BID, GAS, VJC... Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình với khoảng 200 triệu cổ phiếu/phiên trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng mạnh VNM nhưng mua ròng HPG, VCB.
Phiên hồi phục 7/9 mở ra khả năng VN-Index tiếp tục hồi phục ngắn hạn trong các phiên đầu tuần tới. Tuy vậy, xu hướng đi lên sẽ còn gặp nhiều thử thách và có thể cần thêm thời gian để tiếp tục tích lũy.
Nguồn: NH tổng hợp |
Trên sàn HOSE, các mã penny có mức tăng ấn tượng nhất tuần. Dẫn đầu là TTF của CTCP Tập đoàn Gỗ Trường Thành (25%). Theo sau là VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam (22,3%) và YBM của CTCP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (20,6%). VOS và YBM đều tăng trần 3 phiên liên tiếp trong tuần. Trong khi đó, HOSE vẫn duy trì diện cảnh báo đối với VOS, TTF, HVG, OGC do lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối của công ty âm.
Ở diễn biến ngược lại, TGG (CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang) giảm gần 25%. Tiếp theo là VNM (CTCP Sữa Việt Nam) giảm gần 20%. Trong đó, TGG giảm sàn 4 phiên liên tiếp, còn VNM liên tiếp bị khối ngoại bán ròng.
Ngày 5/9, 50 triệu cổ phiếu CRE của CTCP Bất động sản Thế kỷ niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã giảm 6% sau khi kết thúc phiên giao dịch đầu tiên và chỉ tăng nhẹ vào cuối tuần (7/9).
CENLand muốn nâng thị phần môi giới bất động sản TP HCM lên 25% |
HAGL Agrico dự kiến thu về gần 1.400 tỷ đồng từ chào bán riêng lẻ cổ phiếu |
Cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai cũng giảm hơn 13% tuần qua và nằm trong diện cảnh báo của HOSE do LNST chưa phân phối âm. FLC (CTCP Tập đoàn FLC) giảm nhẹ sau khi công bố LNST sau soát xét giảm 18% so với báo cáo tự lập.
FLC đã trả hết khoản nợ vay từ Ngân hàng Công thương Trung Quốc | |
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của FLC giảm 22 tỷ đồng sau soát xét |
Đáng chú ý, cổ phiếu SRA (CTCP Sara Việt Nam) đã chạm sàn hai phiên liên tục sau khi tăng trần 7 phiên trước đó.
Nguồn: NH tổng hợp |
Trên sàn HNX, cổ phiếu SPP (CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn) tăng mạnh nhất tuần (32,3%). OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương cũng tăng 22% nhưng cổ phiếu này đang thuộc diện kiểm soát của HNX do LNST công ty mẹ 2016, 2017 âm.
Lãi suất ngân hàng ACB mới nhất tháng 9/2018 | |
Chứng khoán ACBS trở thành thành viên thứ 11 cung cấp sản phẩm phái sinh |
Ngược lại, SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn giảm mạnh nhất (20%). ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) cũng giảm gần 15% do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% trong tuần.
Ngày 5/9, gần 100 triệu cổ phiếu của CTCP Hóa chất Đức Giang Lào Cai (Mã: DGL) hủy niêm yết trên HNX. Trước đó, CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) chốt danh sách cổ đông vào ngày 22/8 để phát hành gần 58 triệu cổ phiếu hoán đổi cổ phần với DGL (tỷ lệ 1:1). Sau sáp nhập, Bột giặt và Hóa chất Đức Giang sẽ có vốn điều lệ trên 1.078 tỷ đồng.
Tại UPCoM, cổ phiếu DVW (CTCP Dịch vụ và Xây dựng Cấp nước Đồng Nai) tăng hơn 100% kết thúc tuần trong khi ACS (CTCP Xây lắp Thương mại 2) giảm mạnh nhất với 40%. Cổ phiếu CEN cũng giảm gần 30%.
Mới đây, ngày 6/9, thời hạn để chính quyền Mỹ lấy ý kiến liên quan đến quyết định đánh thuế nhập khẩu lên tổng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc đã chính thức kết thúc. Trong cuộc chiến thương mại này, việc đánh thuế sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ trở nên đắt đỏ hơn.
Theo BVSC, cả doanh nghiệp sản xuất lẫn người tiêu dùng Mỹ đều bị ảnh hưởng. Mặt bằng giá cả tiêu dùng sẽ tăng lên và người tiêu dùng Mỹ sẽ là người gánh chịu thiệt hại. Ngoài ra, giá cả tăng cũng sẽ là dữ liệu quan trọng để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xem xét tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 25-26/9 tới. Do đó, chính quyền Trump sẽ cần thêm một khoảng thời gian nhất định (tính bằng tuần) để công bố về danh sách các mặt hàng sẽ áp thuế chính thức. Đặc biệt, với những phản hồi từ các công ty công nghệ của Mỹ thì danh sách áp thuế có thể sẽ cần nhiều thời gian để cân nhắc lại.