|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hải sản xuất khẩu vào Anh có cần tuân thủ IUU hậu Brexit?

16:23 | 23/05/2019
Chia sẻ
Anh cho biết sẽ tiếp tục chấp nhận giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo mẫu của EU, hiện đang được sử dụng và tuân thủ theo quy định về IUU, kể cả trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

Vừa qua, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP HCM gửi công hàm đến Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo việc Anh tiếp tục chấp nhận giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo mẫu của EU, hiện đang được sử dụng và tuân thủ theo quy định về IUU, kể cả trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào. 

Hải sản xuất khẩu vào Anh có cần tuân thủ IUU hậu Brexit? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Động thái này của Anh nhằm duy trì cam kết chống hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Công văn nêu rõ, dưới tư cách thành viên của EU, Anh vẫn luôn đi đầu trong chống lại hành vi IUU và nhăn chặn việc nhập khẩu thủy sản bất hợp pháp.

Hiện nay, để thủy sản nhập vào Anh phải có giấy chứng nhận thủy sản khai thác đi kèm tuân tuân thủ quy định của EU về IUU. Giấy chứng nhận thủy sản khai thác này xác nhận thủy sản được đánh bắt đúng theo tiêu chuẩn cần thiết để ngăn chặn IUU và được thẩm tra bởi quốc gia treo cơ của phương tiện đánh bắt.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu diễn ra hôm 23/4, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho biết dự kiến cuối tháng 5 - đầu tháng 6, Đoàn EU tiếp tục vào kiểm tra thực hiện 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU.

Nội dung kiểm tra bao gồm khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác.

Từ năm 2012 đến 2019, đã có 25 nước bị cảnh báo thẻ. Trong đó, 19 nước bị cảnh báo thẻ vàng và 6 nước bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ.

Đã có 14 nước gỡ được thẻ trong đó có Thái Lan và Philippines. Để gỡ thẻ vàng, Thái Lan đầu tư khoảng 125 triệu USD trong gần 4 năm để triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC và thực hiện cải tổ bộ máy, tổ chức thêm 10 đầu mối để kiểm soát nghề cá với khoảng gần 2.000 cán bộ.

Còn đó với Philippines, nước này đầu tư khoảng 10 triệu euro trong 11 tháng để thực hiện các khuyến nghị của EC về hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Đức Quỳnh

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.