|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hải quan giám sát chặt mặt hàng thép

10:46 | 02/12/2017
Chia sẻ
Trả lời báo chí về giám sát của cơ quan Hải quan đối với tình trạng thép Trung Quốc đội lốt thép Việt Nam XK, Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, cơ quan Hải quan kiểm soát rất chặt chẽ việc lợi dụng xuất xứ hàng hóa để XK, đặc biệt là mặt hàng thép.
hai quan giam sat chat mat hang thep
CBCC Hải quan Lạng Sơn kiểm tra thép NK.

Ông Tưởng cho biết, đối với mặt hàng thép XK (nghi là thép Trung Quốc “mượn” xuất xứ hàng Việt Nam), cơ quan Hải quan đang phối hợp với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành làm rõ.

Tổng cục Hải quan cũng đã có văn bản chỉ đạo Hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để chống gian lận đối với mặt hàng này.

Thực tế, việc quản lý C/O không phải là chức năng của cơ quan Hải quan, tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công Thương và VCCI trong việc giám sát, kiểm tra quy trình cấp C/O cũng như nguồn gốc các mặt hàng thép XK để tránh tình trạng gian lận về xuất xứ với mặt hàng thép nói riêng và hàng hóa XK nói chung.

hai quan giam sat chat mat hang thep Trùng xuất xứ không đồng nghĩa với gian lận

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, chỉ 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ có mã HS trùng với thép nhập từ Trung Quốc.

hai quan giam sat chat mat hang thep VSA: Thông tin 90% tổng giá trị thép Việt xuất sang Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc là không chính xác

Trước thông tin Trung Quốc tuồn thép vào Việt Nam rồi xuất tiếp sang Liên minh Châu Âu (EU) để trốn thuế chống bán phá ...

hai quan giam sat chat mat hang thep Bộ Công Thương: 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ có mã HS trùng với thép nhập từ Trung Quốc

Đây là thông tin được bộ Công Thương khẳng định sau khi báo chí đưa tin rằng, có tới 90% thép Việt Nam xuất sang ...

Hải Nam

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.