Các công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á như Grab, GoTo, Sea,... đang trải qua giai đoạn chững lại sau một thời gian "làm mưa, làm gió" với mức tăng trưởng nhanh chóng.
GoTo, kỳ lân công nghệ Indonesia và công ty mẹ Gojek đang đánh giá lại về sự quan tâm của hai nhà đầu tư ban đầu là Alibaba và SoftBank để bán bớt cổ phần có kiểm soát cho nhà đầu tư mới.
Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường gọi xe công nghệ Việt đã bắt đầu chứng kiến những "tay chơi" lớn quay trở lại đường đua, mở đầu chính là khoản vay có giá trị lên tới 100 triệu USD của Be Group.
Gojek là một trong những kỳ lân công nghệ đáng chú ý nhất Đông Nam Á và đã liên tục mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong những năm qua. Điều đó giúp siêu ứng dụng này được ví như "WeChat của Đông Nam Á".
Cả Grab, Gojek và AirAsia đều đã và đang phát triển thành những siêu ứng dụng thành công bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, các siêu ứng dụng này đã có nhiều thay đổi để cố gắng trở thành người dẫn đầu.
Mặc dù doanh thu của GoTo, công ty mẹ Gojek đã tăng 32% trong nửa đầu năm, song công ty vẫn chứng kiến khoản lỗ ròng cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, phản ánh những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian qua.
Cuộc điều tra nhen nhóm từ tháng 5 khi nhiều người quan sát thấy một khoản lỗ chưa ghi nhận lên tới gần 60 triệu USD của Telkom. Con số này đến từ khoản đầu tư 450 triệu USD của công ty con Telkomsel vào Gojek từ năm 2020 đến năm 2021.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu trong nước liên tục tăng, các công ty gọi xe công nghệ, thậm chí cả những hãng xe truyền thống đang nỗ lực để giữ chân tài xế của mình.
Hai ông lớn trong ngành gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á là Grab và Gojek đang có những mục tiêu thay thế đội xe chạy xăng bằng xe điện để thúc đẩy các mục tiêu bền vững môi trường.
Sau khi Gojek và Tokopedia sáp nhập để tạo thành GoTo, startup này trở thành một trong những công công nghệ quyền lực nhất Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung.