Go-Viet sẽ hoạt động tại TP HCM đầu tháng 7 với 2 dịch vụ Go-bike, Go-send, hỗ trợ tài xế với cuốc xe dưới 29.000 đồng
Go-Viet sẽ hỗ trợ tài xế với những chuyến xe ngắn
Theo quản trị viên của một group liên quan tới ứng dụng gọi xe Go-Viet tại TP HCM, đầu tháng 7 này Go-Viet sẽ ra mắt tại thị trường TP HCM, ngày hoạt động dự kiến nằm trong khoảng 2 tuần đầu tháng.
Go-Viet sẽ cung cấp các dịch vụ: Go-bike, go-car, go-send, go-food, go-pay. Tuy nhiên, thời gian đầu hãng chỉ hoạt động 2 dịch vụ là go-bike (dịch vụ vận chuyển khách bằng xe máy) và go-send (dịch vụ giao hàng) tại TP HCM. Các dịch vụ khác có thể triển khai trong thời gian sau khi Go-Viet đã hoạt động ổn định.
Go-Viet sẽ hoạt động tại TP HCM đầu tháng 7 với 2 dịch vụ Go-bike, Go-send. |
Anh này cho biết thêm, khi ra mắt thì Go-Viet sẽ có đủ lượng tài xế để khách hàng có thể đặt xe được ở các khu vực nội, ngoại thành TP HCM.
Cũng theo anh này, hiện tại ứng dụng Go-Viet chưa công khai trên kho ứng dụng tuy nhiên mọi người có thể nhập thông tin đăng ký G0-Viet tại link sau: https://www.go-viet.vn/dangky/. Khi Go-Viet hoạt động thì sẽ có nhân viên liên hệ lại với tài xế để hoàn tất quá trình đăng ký.
"Hiện tại trụ sở Go-Viet hoạt động tại địa chỉ 117 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM nên những người muốn đăng ký làm tài xế cho hãng mà không tiện đăng ký qua mạng thì có thể mang hồ sơ tới trực tiếp địa chỉ trên để đăng ký", anh này cho biết.
Hồ sơ đăng ký làm tài xế cho Go-Viet bao gồm: CMND hoặc thẻ căn cước công dân; bằng lái xe; giấy đăng ký xe; giấy xác nhận hạnh kiểm (2 tháng) hoặc lí lịch tư pháp. Đối với lái xe cũ của Uber thì cần nộp thêm bảng kê thu nhập từ ngân hàng trong thời gian làm cho Uber.
Thời gian đầu đăng ký, Go-Viet sẽ tung ra một số chương trình khuyến mãi nhằm thu hút đối tác như hỗ trợ tài xế đối với những chuyến xe ngắn có giá cước từ 29.000 đồng trở xuống, miễn phí đồng phục và mũ bảo hiểm cho tài xế…
Ra mắt dịch vụ Go-bike, Go-send đầu tiên: Nước cờ chưa chuẩn để cạnh tranh với Grab?
Go-Viet là một ứng dụng gọi xe công nghệ mới ra mắt tại thị trường Việt Nam dưới sự hậu thuẫn và đầu tư của Go-Jek - một "kỳ lân" xuất thân từ Indonesia - đối thủ đáng gờm của Grab tại khu vực Đông Nam Á.
Go-Jek sẽ sử dụng mô hình người sáng lập tại mỗi quốc gia trực tiếp điều hành từng doanh nghiệp một cách độc lập, với sự hỗ trợ của các đối tác địa phương và công ty mẹ từ Indonesia.
Việt Nam được xem là thị trường chiến lược đầu tiên của Go-Jek khi vươn mình ra Đông Nam Á và Công ty TNHH Thương mại Công nghệ Go Viet là công ty được Go-Jek lựa chọn và chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư mạnh về mặt tài chính để hoạt động.
Go-Viet hoàn toàn là công ty Việt Nam và toàn bộ các thành viên trong nhóm sáng lập và điều hành của Go-Viet đều là người Việt. Họ có quyền quyết định về định hướng chiến lược và hoạt động của Go-Viet tại thị trường nội địa. Lúc này Go-Jek sẽ đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược với Go-Viet.
Theo thông tin chúng tôi được biết, nếu như Grab thời gian gần đây có vẻ coi nhẹ quyền lợi của tài xế thì Go-Viet định hướng quyền lợi của tài xế là một trong những yếu tố quan trọng mà hãng hướng tới.
Trên một số group về Go-Viet và Go-Jek được lập ra thời gian qua, có không ít tài xế vào than phiền tình trạng Grab độc quyền và "bắt chẹt" tài xế. Trả lời một trong những ý kiến như vậy, quản trị viên của group về Go-Viet tại TP HCM hứa rằng "anh yên tâm, Go-Viet sẽ không làm tài xế thất vọng đâu".
Có vẻ như một bộ phận không ít tài xế đang khá hy vọng, hào hứng với sự xuất hiện của Go-Viet. Tuy nhiên, việc Go-Viet có phải là "bến đỗ mơ ước" với họ hay không thì chỉ có thời gian mới có câu trả lời. |
Có vẻ như một bộ phận không ít tài xế đang khá hy vọng, hào hứng với sự xuất hiện của Go-Viet. Tuy nhiên, việc Go-Viet có phải là "bến đỗ mơ ước" với họ hay không thì chỉ có thời gian mới có câu trả lời. Dù là Go-Viet hay bất cứ một ứng dụng gọi xe cũ hay mới nào, nếu muốn duy trì được phúc lợi ổn định cho nhân viên, đối tác của mình thì điều quan trọng là phải bán được sản phẩm, dịch vụ và tạo, duy trì được doanh thu, lợi nhuận ổn định. Mà doanh thu, lợi nhuận lại đến từ khách hàng. Thế nên để cạnh tranh với Grab thì việc chỉ chú trọng vào quyền lợi tài xế thôi vẫn là chưa đủ.
Nhiều ý kiến cho rằng để cạnh tranh được với Grab tại Việt Nam hiện vẫn là một bài toán vô cùng gay cấn, "cân não" đối với Go-Viet. Việc hãng đưa vào hoạt động 2 dịch vụ Go-bike và Go-send đầu tiên có thể nói là một chiến lược chưa được chuẩn lắm để cạnh tranh thị phần với Grab.
Bởi thực tế dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe máy của Grab mức giá vẫn khá cạnh tranh, ổn định và không bị khách hàng phàn nàn nhiều như dịch vụ Grab-car. Thời gian qua, nhất là từ thời điểm Uber ngừng hoạt động ở Việt Nam, dịch vụ Grab-car của Grab bị khách hàng phàn nàn khá nhiều, mà phần đa các ý kiến đều về giá cả tăng cao bất thường. Và từ đó tâm lý khách hàng trông chờ những hãng xe công nghệ mới tung ra dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe hơi với chất lượng phục vụ tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, Go-Viet hiện vẫn chưa công bố thời gian tung ra dịch vụ Go-gar, cũng như thời gian sẽ mở rộng hoạt động của mình ra Hà Nội và các tỉnh thành lớn khác.
Go-Jek - người "hậu thuẫn" cho Go-Viet ở Việt Nam - được thành lập vào năm 2010 và hiện dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia, thị trường lớn nhất của hãng tại Đông Nam Á. Không dừng lại ở dịch vụ gọi xe công nghệ, định hướng của Go-Jek là trở thành một nền tảng phục vụ người dùng ở nhiều dịch vụ khác nhau như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến... Vào đầu năm 2018, tập đoàn Go-Jek đã được định giá ở mức 5 tỷ USD sau khi có thông tin huy động vốn thành công từ những "gã khổng lồ" như Google, JD.com, KKR, Warburg Pincus, Tencent. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/