Giám đốc IEA cảnh báo cuộc chiến năng lượng giữa Châu Âu và Nga vẫn chưa kết thúc
Theo Financial Times, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Brito cảnh báo EU vẫn chưa dành chiến thắng trong cuộc chiến năng lượng với Nga ngay cả khi giá gas đã giảm sâu. Do đó, vị này kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục tập dự trữ và bổ sung nguồn cung.
Ông Fatih Britol cho biết mặc dù EU gần như đã tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi Nga vũ khí hoá nguồn cung khí đốt - điều từng dấy lên lo ngại về rủi ro thiếu điện và nguyên liệu sưởi ấm nếu lục địa này phải trải qua mùa đông khắc nhiệt.
“Nga có “quân bài” quan trọng là năng lượng và họ chưa chiến thắng trong ván bài. Tuy nhiên, sẽ quá sớm khi nói rằng Châu Âu là người thắng”, ông Birol nói.
“Tôi cho rằng Châu Âu đã làm rất tốt và chiến lược của họ đã thành công to lớn. Tuy nhiên, việc quá tự tin rằng họ có thể dễ dàng vượt qua cho mùa đông tới chính là rủi ro và đây là thời điểm thích hợp để họ tiếp tục nỗ lực tích trữ nguồn cung cho năm 2023.
Giá khí đốt tự nhiên tại Châu Âu giảm 85% kể từ khi vượt mốc 300 euro/MWh hồi tháng 8, nhờ nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế của chính phủ các nước và thời tiết mùa đông năm qua cũng ấm hơn giúp giảm áp lực tiêu thụ khí gas. Do đó, lượng khí đốt trong kho dự trữ vẫn còn dồi dào vào cuối mùa đông.
Điều đó khiến một số người trong ngành cho rằng Nga đã thua trong cuộc chiến năng lượng mà nước này gây ra nhằm làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.
Ông Birol cho rằng mặc dù Châu Âu nỗ lực tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế Nga và giảm nguồn của của nước này bằng các biện pháp trừng phạt áp lên dầu mỏ nhưng châu lục này không nên mất tập trung vào việc tiếp tục tích trữ khí đốt hoặc phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Ông Birol cảnh báo Nga có thể cắt giảm nốt 20% nguồn cung khí đốt còn lại sang Châu Âu bằng các đường ống dẫn qua Ukraine và Thỏ Nhĩ Kỹ, trong khi sự cạnh tranh về nguồn cung khí đốt tự nhiên hoá lỏng bằng đường biến có thể tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại.
Điều đó sẽ làm cho việc bổ sung các cơ sở lưu trữ của Châu Âu trong những tháng mùa hè trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng là dịp thử thách khả năng đối phó với nguy cơ thiếu nguồn cung nếu mùa đông tới sẽ lạnh hơn năm nay.
Hồi tháng 11/2022, Birol cảnh báo mùa đông lạnh có thể khiến Châu Âu chật vật trong việc nạp đủ 65% kho dự trữ đến tháng 10/2023. Tuy nhiên, tính đến ngày 20/2, kho dự trữ khí đốt đã quanh mức 64%, cao hơn nhiều so với thời điểm này mọi năm.
Mặc dù một số nước Châu Âu tăng cường sử dụng nhiệt điện than thay thế cho nhiệt điện khí, lượng phát thải carbon của EU giảm 2,5% trong năm 2022 nhờ việc sử dụng ít gas và thời tiết mùa đông ấm hơn mọi năm.
Ông Birol đã và đang kêu gọi các nước thúc đẩy quá trình chuyển đổi dài hạn, không chỉ bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo mà còn đảm bảo một tỷ lệ lớn các tua-bin gió hoặc pin được sản xuất ở châu Âu. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, ông Birol khuyến nghị EU không nên phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào về vấn đề năng lượng hoặc chuỗi cung ứng thêm nữa.
“Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp mới của sản xuất công nghệ năng lượng sạch. Hai cường quốc trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch hiện đang là Trung Quốc và Mỹ. Việc dựa vào một quốc gia duy nhất luôn là một ý tưởng tồi. Vì vậy, chúng ta muốn đa dạng hoá thì Châu Âu là một ứng cử viên sáng giá”, ông Birol nói.
Giá khí đốt của châu Âu vẫn cao gấp hai đến ba lần so với trước khi Nga cắt giảm nguồn cung, khiến ngành công nghiệp châu Âu gặp bất lợi.
Ông Birol cho biết “Nền kinh tế Châu Âu vẫn đang đứng vững và chưa phải bước vào cuộc suy thoái lớn nhưng giá một số mặt hàng vẫn cao gấp 7 lần Mỹ, giá điện cao gấp 3 lần Trung Quốc. Giải pháp duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng nên là dựa vào nguồn năng lượng sạch”.