|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá ngô, đậu tương nhập khẩu tăng cao

10:27 | 07/05/2021
Chia sẻ
Giá ngô nhập khẩu có xu hướng tăng mạnh trái ngược với cùng kỳ năm trước. Giá đậu tương vẫn duy trì đà tăng trưởng dù mất mùa ở một số nguồn cung chính. Bộ NN&PTNT nhận định, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2021, giá ngô nhập khẩu trung bình tăng 20% lên 245 USD/tấn; giá đậu tương nhập khẩu trung bình tăng đến 32%  lên 541 USD/tấn; kim ngạch thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh tới 50,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu ngô

Luỹ kế đến

3/2020

Luỹ kế đến

3/2021

Thay đổi (%)
Lượng (tấn)

1.306.427

2.737.436

109,5

Giá trị (USD)

265.383.552

671.257.960

152,9

Giá nhập khẩu trung bình (USD/tấn)

203

245

20

Giá ngô nhập khẩu tăng 20% (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Tổng hợp Quỳnh Hoa)

Nhập khẩu đậu tương

Luỹ kế đến

3/2020

Luỹ kế đến

3/2021

Thay đổi (%)
Lượng (tấn)

430.790 

528.299

22,6 

Giá trị (USD)

176.702.133

285.765.841

61,7

Giá nhập khẩu trung bình (USD/tấn)

410

541

32

Giá đậu tương nhập khẩu tăng tới 32% (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Tổng hợp Quỳnh Hoa)

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu
Luỹ kế đến
3/2020

Luỹ kế đến

3/2021

Thay đổi (%)

Giá trị (USD)

806.313.312

1.210.234.617

50,2

Kim ngạch thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh tới 50,2% (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Tổng hợp Quỳnh Hoa)

Theo Cục Chăn nuôi, nguyên nhân dẫn đến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính tăng cao trong giai đoạn này là do sự chuyển hướng của các quỹ đầu tư lớn hướng sang đầu cơ nông sản cùng với việc Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước.

Ngoài ra, Argentina, quốc gia cung cấp số lượng lớn ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương cho thị trường thế giới đã biểu tình, đình công tại các cảng biển vào tháng 1-2/2021 khiến chính phủ nước này phải tạm dừng xuất khẩu ngô hạt đến ngày 28/2 để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Điều này, đã cản trở việc xuất khẩu các lô hàng đã được ký kết với khách hàng, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho nhiều nguồn cung thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Brazil làm ảnh hưởng đến sản lượng vụ ngô chính của nước này. Tình trạng mất mùa ở nguồn cung chính đã khiến giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến chi phí vận chuyển trung bình tăng cao 200 - 300% vì thiếu tàu biển và container.

Giá ngô trong nước năm nay có mạnh trái ngược với xu hướng cùng kỳ năm 2020. Theo báo cáo tháng 3 của Bộ NN&PTNT, giá một số nguyên liệu như cám hạt, đậu tương, sắn khô sấy,... đều tăng 100-300 đồng/kg. Đây được xem là mức tăng hiếm có sau một thời gian dài thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không biến động.

Theo báo cáo phục vụ Hội nghị ngày 26/4/2021 của Cục Chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại.

Khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức trên 11.000-11.300 đồng/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.

Giá ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao - Ảnh 4.

Biến động giá ngô giao sau ở thị trường Mỹ trong vòng 6 tháng qua. (Nguồn: Investing.com, đơn vị USD/100 giạ)

Giá ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao - Ảnh 5.

Biến động giá đậu tương giao sau ở thị trường Mỹ trong vòng 6 tháng qua. (Nguồn: Investing.com, đơn vị USD/100 giạ)

Bộ NN&PTNT cho rằng các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong Quý II/ 2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Để kiểm soát xu hướng tăng giá của thức ăn chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị. 

Theo Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính cần có chính sách tạm thời giảm thuế nhập khẩu ngô, khô đậu tương và lúa mì trong thời gian ngắn hạn; giảm mức thu phí lưu kho, lưu bãi với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. 

Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…).

Quỳnh Hoa