|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tăng 200 đồng/kg đối với mặt hàng nếp trong ngày 11/6

11:42 | 11/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (11/6) ghi nhận tăng ở mặt hàng nếp. Từ vụ hè thu 2024, TP Cần Thơ đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải”.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (11/6) tiếp tục ổn định. Chi tiết như sau, lúa OM 5451 vẫn giữ nguyên giá bán khoảng 7.600 - 7.700 đồng/kg. Tương tự, lúa Nàng Nhen (khô) có mức giá cao nhất tại khu vực là 20.000 đồng/kg

Bên cạnh đó, thị trường nếp ghi nhận tăng. Theo đó, mặt hàng Nếp đùm 3 tháng (khô) tăng 200 đồng/kg, nâng mức giá lên khoảng 8.800 - 9.200 đồng/kg. 

Trong khi đó, nếp Long An (khô) duy trì đi ngang với giá 9.500 - 9.700 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

+ 200

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

22.000

-

- Gạo Nhật

kg

23.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 11/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (11/6) không ghi nhận thay điều chỉnh mới. Hiện, gạo thường vẫn được các thương lái thu mua với mức giá khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá của các mặt hàng gạo khác đều đồng loạt chững lại.

 


Thị trường cám không ghi nhận điều chỉnh mới, rơi vào khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

  Ảnh: Gia Ngọc 

Nhân rộng mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải 

Từ vụ Hè Thu 2024, Thành phố (TP) Cần Thơ đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình “canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải”. Mô hình này không chỉ giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo mà từ đó làm “điểm” để đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp hiệu quả để nhân rộng, phát triển mô hình trong những vụ lúa tiếp theo. 

Qua đó, giúp Cần Thơ và các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC).

Mô hình “canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải” được thực hiện thí điểm tại huyện Vĩnh Thạnh trong vụ hè thu 2024 với diện tích 50ha tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thuận Tiến ở ấp H2, xã Thạnh An.

Cánh đồng sản xuất lúa của HTX Thuận Tiến cũng là nơi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng với TP Cần Thơ và các đơn vị có liên quan chọn để tổ chức lễ khởi động cánh đồng 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Mô hình tại HTX Thuận Tiến hướng đến mục tiêu thúc đẩy cơ giới hóa trong gieo sạ, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính theo các tiêu chí của Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC. Theo đó, các diện tích lúa tham gia mô hình phải đáp ứng các tiêu chí về sử dụng giống xác nhận, áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD), sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân bón, giảm số lần bón phân còn 2 lần/vụ. Đồng thời, áp dụng IPM quản lý bảo vệ thực vật, áp dụng máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi đồng làm nấm rơm và phân bón từ rơm, kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa…

Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX Thuận Tiến, cho biết, lúa trong mô hình được sạ giống OM 5451. Đến nay, lúa đã được hơn 55 ngày tuổi và đang phát triển rất tốt, hứa hẹn vụ mùa thắng lợi. Qua thống kê sơ bộ bước đầu cho thấy, nhờ áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên chi phí sản xuất đầu vào đã giảm hơn 20% so với trước đây. Đáng chú ý, việc áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác bằng máy sạ hàng kết hợp với vùi phân bón đã giúp giảm giống hiệu quả, xuống còn ở mức 60kg/ha, đồng thời giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhân công....

Vụ Hè Thu 2024, nông dân tại HTX New Green Farm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt cũng được ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ phối hợp cùng các đơn vị có liên quan hỗ trợ thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải, với diện tích 1,2ha. 

Qua đó, nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong gieo sạ, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính tại TP Cần Thơ. Mô hình được thực hiện cũng nhằm đồng hành, hưởng ứng thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC. Bên cạnh áp dụng máy sạ hàng kết hợp với vùi phân bón, nông dân tại HTX còn được hỗ trợ và hướng dẫn áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong các khâu sản xuất để giảm phát thải khí nhà kính. 

Theo ông Đồng Văn Cảnh, Giám đốc HTX New Green Farm, việc thực hiện cơ giới hóa và áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt áp dụng “1 phải, 5 giảm” có kết hợp bón phân hữu cơ từ rơm đã giúp nông dân giảm được 40% phân đạm hóa học và nhiều chi phí đầu vào, qua đó lợi nhuận từ sản xuất lúa được nâng cao hơn 3,49 triệu đồng/ha, theo Báo Cần Thơ

 

Gia Ngọc