|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 7/6 tiếp đà đi ngang tại thị trường cả nước

12:04 | 07/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (7/6) không ghi nhận điều chỉnh mới. Tiền Giang phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 22.103ha và đến năm 2030 là 29.500ha.

 Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (7/6) lặng sóng. Hiện, lúa Nàng Nhen (khô) có giá ở mức cao nhất trong các loại với 15.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, mặt hàng nếp đi ngang. Theo đó, giá nếp đùm 3 tháng (khô) duy trì trong khoảng 8.800 - 9.000 đồng/kg. Nếp Long An (khô) tiếp tục được thu mua trong khoảng 9.500 - 9.700 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.000

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

17.000 - 18.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, thị trường gạo hôm nay (7/6) tiếp tục trầm lặng. Trong đó, giá gạo thường ổn định trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Các loại khác không có biến động mới.

 


Tương tự, giá cám ổn định trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

Ảnh: Gia Ngọc 

Tiền Giang phấn đấu có 29.500ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tiền Giang phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 22.103ha và đến năm 2030 là 29.500ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Đề án) đến năm 2030. 

Theo đó, Đề án nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội. Bên cạnh đó, xác định các hoạt động cụ thể, cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Ngoài ra, Đề án còn thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định các hợp tác xã nhằm đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết lúa - gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Cụ thể, Đề án phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 là 22.103ha, có 45 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức nông dân tham gia và đến năm 2030 là 29.500ha.

Ông Đặng Văn Tung, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Bè (Tiền Giang), cho biết, huyện đăng ký Đề án với diện tích 3.300ha. Các hợp tác xã (HTX) đã đăng ký tham gia đến thời điểm này là HTX Hậu Mỹ, HTX Mỹ Trinh, HTX Mỹ Quới. Đến thời điểm hiện tại, bà con nông dân và các doanh nghiệp liên kết đang rất phấn khởi chuẩn bị triển khai Đề án.

Ông Nguyễn Văn Nguyền, Giám đốc HTX Nông nghiệp Kinh doanh tổng hợp Thiên Hộ (xã Hậu Mỹ Bắc, huyện Cái Bè), cho hay, Thời gian qua, HTX liên kết với bà con trong vùng khoảng 200ha sản xuất các giống lúa chất lượng cao như OM5451, Đài thơm 8, OM18… Bà con địa phương đã có kinh nghiệm trồng lúa với các kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, VietGAP nên rất thuận lợi để HTX đăng ký tham gia Đề án.

Còn ông Lê Văn Hưng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thanh Nam (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang), cũng cho biết, kể từ năm 2009, HTX đã sản xuất lúa theo chuẩn GlobalGAP với diện tích 100ha. Trong quản lý sâu bệnh hại, HTX luôn áp dụng theo quy trình sản xuất an toàn, chú trọng sử dụng các sản phẩm hữu cơ, sinh học để chăm sóc cây lúa nên rất sẵn sàng tham gia Đề án.

Ông Hưng chia sẻ thêm, bà con thành viên rất đồng tình tham gia Đề án nên HTX đăng ký tham gia với diện tích 200ha. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đã chuyển đổi sản xuất sang hướng hữu cơ. Hiện, HTX đã tham gia đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ và chờ đơn vị đánh giá cấp chứng nhận. 

Ông Châu Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Kinh doanh HK Green (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) - doanh nghiệp đang thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo tại Tiền Giang, chia sẻ, đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL rất thiết thực cho bà con nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này thành công, tôi nghĩ cần vận động bà con nông dân hiểu rõ về Đề án và gắn kết chặt chẽ, bền vững trong chuỗi giá trị. 

Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã đề ra các giải pháp thực hiện Đề án, bao gồm, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu gạo, cơ giới hóa, liên kết tiêu thụ lúa và thông tin truyền thông, theo Báo Nông Nghiệp.

 

Gia Ngọc