|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tăng từ 500 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần 10/6

12:10 | 10/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (10/6) ghi nhận tăng ở các mặt hàng gạo. Trong cuộc họp mới đây của Bộ Công thương về gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra đề xuất áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (10/6) đứng yên. Cụ thể, lúa OM 5451 và lúa Nàng Hoa 9 đều có cùng mức giá 7.600 - 7.700 đồng/kg. 

Bên cạnh đó, nếp cũng không ghi nhận điều chỉnh mới. Trong đó, nếp đùm 3 tháng (khô) đi ngang với mức giá 8.800 - 9.000 đồng/kg. Tương tự, 9.500 - 9.700 đồng/kg là giá bán được áp dụng đối với nếp Long An (khô)

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.000

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

+ 1.000

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.000

+ 1.000

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

+ 500 

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

+ 3.000 + 2.500

- Gạo thơm Đài Loan

kg

22.000

+ 1.000

- Gạo Nhật

kg

23.000

+ 1.000

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 10/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (10/6) điều chỉnh tăng trên thị trường cả nước. Chi tiết như sau, gạo thơm Thái hạt dài tăng 1.000 đồng/kg, nâng mức giá bán lên khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg. 

Bên cạnh đó, gạo Nàng Hoa có giá bán 21.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg. 

Tương tự, gạo Sóc thường tăng 500 đồng, hiện được bán với giá từ 18.000 đồng/kg đến 19.000 đồng/kg. 

Cũng theo đó, gạo Sóc Thái có mức tăng cao nhất, khoảng 2.500 - 3.000 đồng/kg, các thương lái đang thu mua với giá là 20.000 đồng/kg. 

Song song đó, gạo thơm Đài Loan, Gạo Nhật đều tăng 1.000 đồng/kg, lần lượt đạt mức 22.000 đồng/kg và 23.000 đồng/kg. 

Mặt khác, gạo thường vẫn duy trì đi ngang trong mức 15.000 - 16.000 đồng/kg. 

 


Mặt hàng cám đi ngang với mức giá 9.000 - 10.000 đồng/kg. 

 

 

Ảnh: Gia Ngọc 

Chủ tịch Tập đoàn Tân Long: Nếu áp giá sàn, giá lúa gạo nội địa sẽ giảm sâu

Trong cuộc họp mới đây của Bộ Công thương về gỡ khó cho xuất khẩu nông sản, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra đề xuất áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang khá thuận lợi với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

VFA kỳ vọng việc áp giá sàn sẽ ngăn chặn hiện tượng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh về giá, từ đó đảm bảo giá trị hạt gạo Việt Nam. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này đang có nhiều quan điểm trái chiều, một số doanh nghiệp phản đối gay gắt.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long, bày tỏ, tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của VFA khi kiến nghị Thủ tướng áp giá sàn xuất khẩu gạo chỉ vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn giá thị trường khoảng 15 USD/tấn trên tổng giá trị 580 USD/tấn. Với mức giá thấp hơn này không thể nói là doanh nghiệp phá giá.

Đặc thù của thị trường nông sản không những ở Việt Nam mà cả thế giới đó là thị trường tương lai. Nguồn cung bị ảnh hưởng rất lớn từ tác động thời tiết, mùa vụ và dịch bệnh, vì thế yếu tố tương lai sẽ quyết định đến xu hướng giá. Doanh nghiệp nào nhận định xu hướng giá tương lai giảm họ sẽ ký hợp đồng với mức giá giảm và họ vẫn có lãi.

Cụ thể trường hợp doanh nghiệp trúng thầu tại Indonesia, hợp đồng này doanh nghiệp ký xuất khẩu giao hàng tháng 7, có thể họ có thể nhận định giá gạo thời điểm này sẽ giảm thấp hơn cả 15 USD/tấn, doanh nghiệp vẫn có lãi. Câu chuyện doanh nghiệp chủ động nhận định xu hướng giá để ký bán là quyền tự do của doanh nghiệp, không thể nói đây là phá giá.

Ngược lại, trong trường hợp giá thị trường tăng doanh nghiệp vẫn phải giao hàng và phải chấp nhận lỗ. Theo ông Bá, đây là chuyện kinh doanh của doanh nghiệp, không thể nói là sự ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực hay an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến người dân.

Về việc VFA cho rằng, hiện nay một vài doanh nghiệp xuất khẩu gạo với giá thấp hơn giá thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người nông dân, ông Bá nhấn mạnh “điều này là không đúng”, vì sản lượng mà các doanh nghiệp trúng thầu Indonesia bán với giá thấp hơn 15 USD/tấn so với giá thị trường là do họ nhận định giá tương lai sẽ giảm. Và đúng như vậy, mấy ngày hôm nay giá đang giảm rất mạnh, theo Báo Nông Nghiệp.

 

Gia Ngọc