Giá lúa gạo hôm nay 2/12: Tăng từ 200 – 400 đồng/kg ở một số loại gạo
Giá lúa gạo hôm nay
Giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua đã tăng ở một vài loại. Nhiều nơi, nguồn lúa không còn nhiều, nhu cầu lúa thơm tốt khiến giá lúa tăng cao
Đơn cử như tại An Giang, giá lúa hôm nay tăng từ 200 – 400 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Cụ thể, sau khi tăng 200 đồng/kg, lúa OM 18 đang được thu mua ở mức cao nhất là 9.000 – 9.200 đồng/kg. Tương tự, OM 5451 cũng ghi nhận mức tăng 300 đồng/kg, lên 8.200 – 8.300 đồng/kg. Đặc biệt, Nàng Hoa 9 tăng đến 400 đồng/kg, lên mức 8.800 – 9.000 đồng/kg.
Trong khi đó, các loại lúa khác giữ ổn định. Hiện Đài Thơm 8 được thu mua với giá 8.800 – 9.000 đồng/kg; IR 50404 đạt 7.600 – 7.800 đồng/kg; OM 380 ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thị trường nếp cũng không ghi nhận biến động mới. Nếp IR 4625 (tươi) dao động trong khoảng 8.200 – 8.400 đồng/kg; nếp 3 tháng tươi từ 8.100 – 8.300 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) |
kg |
8.200 – 8.400 |
- |
- Nếp 3 tháng tươi |
kg |
8.100 – 8.300 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.600 - 7.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
8.200 - 8.300 |
+300 |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.800 – 9.000 |
- |
- Lúa OM 18 tươi |
kg |
9.000 – 9.200 |
+200 |
- OM 380 |
kg |
6.800 – 7.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
8.800 – 9.000 |
+400 |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
18.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
16.000 - 17.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
28.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 18.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
21.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.500 |
- |
- Cám |
kg |
10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 2/12 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục giữ ổn định dù giá lúa có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Theo đó, gạo thường đang được giao dịch ở mức 16.000 – 17.000 đồng/kg, các loại gạo thơm có giá từ 17.000 – 22.000 đồng/kg.
Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 đi ngang ở mức 10.200 - 10.350 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.300 – 12.500 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương trong khoảng 5.800 – 6.000 đồng/kg; tấm thơm ở mức 9.200 – 9.300 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo châu Á vẫn giữ ổn định so với cuối tuần trước.
Gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam được niêm yết ở mức 520 USD/tấn, gạo 25% tấm đạt 485 USD/tấn và gạo 100% tấm là 410 USD/tấn.
Đứng ở mức thấp hơn, giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Pakistan được chào bán lần lượt là 493 USD/tấn và 455 USD/tấn.
Còn tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước này đang được giao dịch ở mức thấp nhất trên thị trường với 453 USD/tấn, gạo đồ 5% tấm đạt 446 USD/tấn.
Thông tin từ Bộ Công thương, từ ngày 2 đến 6-12, Bộ Công thương sẽ tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại tỉnh Quảng Đông và Hồ Nam (Trung Quốc) để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc.
Đoàn gồm 10-18 doanh nghiệp gạo hàng đầu của Việt Nam sẽ trực tiếp gặp gỡ đối tác, tham gia hội thảo B2B, làm việc với các hệ thống phân phối và tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng tại Trung Quốc, Báo SGGP đưa tin.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, sự kiện này được Bộ Công thương tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin về chính sách, nhu cầu thị trường để tăng cơ hội hợp tác.
Các dòng gạo thơm, gạo cao cấp của Việt Nam đang được ưa chuộng, được Bộ Công thương khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo bền vững tại thị trường 1,4 tỷ dân này.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các chuyên gia lúa gạo, Trung Quốc từng là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam, nhưng 2 năm nay (2023-2024), xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giảm hơn 71% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chỉ chiếm 3,2% thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2023, Trung Quốc chiếm 11% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đứng sau Philippines và Indonesia. Trong khi vào năm 2012, Trung Quốc từng trở thành thị trường lớn nhất, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng, tận dụng cơ hội để khôi phục vị thế tại thị trường tiềm năng này.