|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo đồng loạt chững lại vào ngày 12/6

11:50 | 12/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (12/6) đi ngang trên thị trường cả nước. Theo Thương vụ Việt Nam tại Phlippines, từ đầu năm 2023 đến nay, do tác động của nhiều nguyên nhân, nhiều mặt hàng thiết yếu tại Philippines có xu hướng tăng giá, trong đó mặt hàng tăng giá lớn nhất là gạo.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (12/6) ổn định. Cụ thể, lúa OM 5451 có giá 7.600 - 7.700 đồng/kg. Nhỉnh hơn một chút là lúa OM 18 nằm trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg.   

Bên cạnh đó, nếp cũng không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiện, nếp đùm 3 tháng (khô), nếp Long An (khô) có giá lần lượt là 8.800 - 9.200 đồng/kg và 9.500 - 9.700 đồng/kg. 

Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi) và nếp Long An (tươi) tạm dừng khảo sát vào ngày hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.500 - 9.700

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

22.000

-

- Gạo Nhật

kg

23.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (12/6) duy trì mức giá ổn định. Trong đó, gạo thường được các thương lái thu mua với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg. Song song đó, gạo Nàng Nhen có giá bán cao nhất là 30.000 đồng/kg.  

 

Giá mặt hàng Cám tiếp tục chững lại, rơi vào khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg. 

Ảnh: Gia Ngọc 

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ ra sao khi nước này sửa luật về gạo

Theo Thương vụ Việt Nam tại Phlippines, từ đầu năm 2023 đến nay, do tác động của nhiều nguyên nhân, nhiều mặt hàng thiết yếu tại Philippines có xu hướng tăng giá, trong đó mặt hàng tăng giá lớn nhất là gạo.

Chỉ riêng trong quý 1/2024, mức tăng giá của mặt hàng gạo đã vào khoảng 24,4%, qua đó gây một tác động không nhỏ trong mức tăng lạm phát của Philippines. Chính phủ Philippines đã từng áp dụng biện pháp giá trần nhằm kiểm soát đà tăng giá gạo nhưng không thành công.

Trước tình hình đó, gần đây, Chính phủ Philippines đã hối thúc lưỡng viện nghiên cứu sửa đổi Luật số 11203 về tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo nhằm khôi phục quyền can thiệp trực tiếp để điều tiết và bình ổn thị trường cho Cơ quan Lương thực quốc gia (National Food Authority - NFA).

Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhận định, tuy dự luật sửa đổi chưa được chính thức thông qua, nhưng về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường này.

Trước hết, thông tin cho thấy chỉ có sự sửa đổi nội dung liên quan tới thẩm quyền của NFA trong Luật số 11203, theo hướng quy định khôi phục thẩm quyền cho NFA trực tiếp tham gia điều tiết, bình ổn thị trường gạo. NFA được cho phép trực tiếp hoặc thông qua các chương trình hỗ trợ người nông dân để mua lúa từ nông dân trong nước về chế biến và/hoặc nhập khẩu gạo nhằm cung ứng điều tiết, bình ổn thị trường.

Sửa đổi theo hướng khôi phục thẩm quyền cho NFA trực tiếp tham gia điều tiết, bình ổn thị trường gạo, về lý thuyết có thể sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực theo hướng giảm giá bán gạo trên thị trường tại Philippines trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ rất khó để NFA thực hiện nhiệm vụ và đạt được kết quả như kỳ vọng.

Nguyên nhân đầu tiên là kể từ sau khi Luật số 11203 được thực thi, thị trường gạo tại Philippines đã được xác lập và hoạt động theo cơ chế thị trường, đã đi vào ổn định. Chính phủ Philippines không thể vô cớ bãi bỏ Luật số 11203 quy định cho phép tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo. Vì vậy, sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân trên thị trường này không thể bị hạn chế trong thời gian ngắn.

Với việc cho phép NFA bình ổn thị trường gạo, thông qua trực tiếp mua bán gạo, với cơ chế mua cao bán thấp sẽ tạo áp lực ngân sách cho Chính phủ Philippines. Thực tế hoạt động của NFA, trước khi Luật số 11203 được thực thi, đã thâm hụt ngân sách rất lớn, số tiền mà sau đó Chính phủ phải bù đắp.

Trong khi đó, để thực hiện được mục tiêu đề ra, NFA phải xây dựng được một hệ thống nhân sự và cơ sở vật chất cho sự tham gia vào chuỗi cung ứng gạo ở khắp các địa phương trên cả nước như hệ thống các cơ sở xay sát, chế biến, hệ thống kho chứa, hệ thống các cửa hàng Kadiwa. NFA không thể thiết lập và xây dựng được các hệ thống này trong một thời gian ngắn.

Thực tế hoạt động của NFA trước khi Luật số 11203 được ban hành cho thấy hàng năm NFA chỉ có thể mua trực tiếp lúa từ người nông dân một lượng nhỏ trong tổng sản lượng lúa của cả nước. Vì vậy, cho dù NFA được khôi phục thẩm quyền nhưng năng lực thu mua lúa cũng khó đạt được như kỳ vọng, theo Báo Nông Nghiệp.

 

Gia Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.