Australia đang xem xét khả năng hạn chế xuất khẩu khí hóa lỏng để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong nước. Những quốc gia đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất do động thái của Canberra nhắm tới những lô hàng giao ngay.
Nguy cơ Nga "vũ khí hoá" nguồn cung khí đốt đã được một số chính trị gia tại Đức cảnh báo từ lâu, nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao nhất lại phớt lờ. Hệ quả là, nền kinh tế Đức giờ đây đang đứng bên bờ vực thẳm bởi rủi ro thiếu hụt năng lượng trong mùa đông.
Bây giờ châu Âu vẫn còn đang đắm mình trong mùa hè, nhưng Đức chỉ còn khoảng ba tháng để tự cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng có thể nhấn chìm nền kinh tế nước này.
Bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga vẫn xuất khẩu được khoảng 97,7 tỷ USD nhiên liệu hoá thạch trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi nước này tấn công Ukraine, trung bình mỗi ngày khoảng 977 triệu USD.
Ngày 25/7, dòng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đến Đức vẫn ổn định, trong khi dòng khí đốt qua đường ống Yamal - châu Âu từ Đức vào Ba Lan tăng dần.
Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt bổ sung từ Nigeria (Ni-giê-ri-a) giữa lúc khối này chuẩn bị cho kịch bản Nga cắt giảm nguồn cung nhiên liệu.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/7 đưa ra kế hoạch khẩn cấp để các nước thành viên cắt giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt cho đến tháng 3/2023, đồng thời cảnh báo rằng nếu không cắt giảm sâu ngay từ bây giờ thì họ có thể gặp khó khăn về nhiên liệu trong mùa Đông nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt.
Quan chức Áo nhấn mạnh châu Âu không nên bị chia rẽ trong cuộc khủng hoảng năng lượng, và chỉ có thể có được an ninh năng lượng khi độc lập với năng lượng từ Nga.
Các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng của Pháp đang đẩy nhanh các kế hoạch dự phòng và chuyển đổi nồi hơi khí đốt sang sử dụng dầu, để tránh bị gián đoạn nếu nguồn cung khí đốt của Nga tiếp tục giảm, dẫn tới tình trạng mất điện.
Nga sẽ tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu nếu một tuabin cho đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đang trong quá trình bảo dưỡng ở Canada được trả lại.
Tình trạng thiếu nhiên liệu đang diễn ra tràn lan trên khắp hành tinh, đe dọa gây ra suy thoái kinh tế và một làn sóng lạm phát khác. Bloomberg cho rằng khí đốt hiện quan trọng không kém dầu mỏ vào những năm 1970.
Cơ quan Năng lượng quốc tế ngày 5/7 dự báo tiêu thụ khí đốt sẽ giảm nhẹ trong năm nay do giá tăng cao và Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu.
Berlin đang gấp rút hoàn thành một toà tháp khổng lồ bên bờ sông Spree. Cơ sở này sẽ hoạt động như một "bình giữ nhiệt" khổng lồ, phòng trường hợp Nga cắt nguồn cung khí đốt của Đức vào mùa đông năm nay.
Các doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn khí đốt thâm hụt từ Nga, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông nếu các kho không được trữ đầy.
Tại sự kiện Báo cáo chiến lược đầu tư thường niên 2025 do FinPeace tổ chức mới đây, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright, đưa góc nhìn về bối cảnh kinh tế toàn cầu và xu hướng điều hành kinh tế vĩ mô trong nước, qua đó tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.