Trong 7 tháng đầu năm 2022, khối thị trường CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021. Đối với cá tra, nhóm thị trường các nước CPTPP vẫn có sức hút lớn và có nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt.
SSI Research cho rằng lợi nhuận của Nam Việt trong năm 2022 có thể đạt 870 tỷ đồng tăng 576% so với 2021. Tuy nhiên, bước sang năm 2023 ước tính Nam Việt đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 5,3 nghìn tỷ đồng và 615 tỷ đồng giảm 1% và 29% so với năm 2022.
Mặc dù doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng 7 tăng trưởng trở lại sau hai tháng liên tiếp, triển vọng trong 6 tháng cuối năm được dự báo không khả quan như hồi đầu năm, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, nơi tiêu thụ cá tra lớn nhất của công ty.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tính đến giữa tháng 7/2022, tất cả thị trường trong khối EU đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam, mức tăng trưởng thấp nhất là 25%, cao nhất là tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường tiêu thụ thuận lợi giúp các doanh nghiệp thuỷ sản bản lãi tăng bằng lần trong quý II. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, thị trường được cho là còn nhiều bất chắc và tốc độ tăng trưởng sẽ không còn nhanh như những tháng đầu năm.
Giá cá tra phi lê bắt đầu giảm dần vì nguồn cung từ các nhà máy bắt đầu cải thiện. Bên cạnh đó, các chi phí như cước tàu cũng bắt đầu giảm dần cũng góp phần khiến giá cá tra phi lê tại các thị trường không còn quá cao như hồi đầu năm.
Thị trường cá tra bắt đầu có dấu hiệu giảm sút sau nhiều tháng tăng trưởng mạnh do nhu cầu của Mỹ chững lại. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực khác đến từ Trung Quốc khi thị trường này dần mở cửa trở lại sau quãng thời gian dài phong toả nhiều thành phố để chống dịch.
Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.
Vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 44%- mức tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay.
Các quan chức Hải quan Thượng Hải cho biết họ sẽ đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm thủy sản, thịt và sữa nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của hàng hóa nhập khẩu sẽ không cần phải xem xét từng đợt trong quá trình thông quan và việc kiểm tra các sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng sẽ được ưu tiên hơn các hàng hóa khác.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,13 tỷ USD, tăng 50,6% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 3,65 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số nguồn tin cho biết trong số lượng hàng cá tra nguyên liệu còn lại, loại cá có kích cỡ lớn, không phù hợp để làm phi lê xuất khẩu sang Mỹ và Eu chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Dự kiến, tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể kéo dài đến tháng 8,9
VASEP dự báo xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường Canada nửa đầu năm nay khả quan và hứa hẹn đạt mức tăng trưởng mới. Tính đến giữa tháng 4, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này đạt 17,2 triệu USD, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ còn một tuần nữa, đến ngày 9/4, mức thuế 46% của Mỹ áp cho hàng hoá Việt Nam sẽ có hiệu lực, vậy Việt Nam cần làm gì để giảm bớt tình hình căng thẳng trong chính sách thuế quan với Mỹ?