Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.
Vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 44%- mức tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay.
Các quan chức Hải quan Thượng Hải cho biết họ sẽ đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm thủy sản, thịt và sữa nhập khẩu. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của hàng hóa nhập khẩu sẽ không cần phải xem xét từng đợt trong quá trình thông quan và việc kiểm tra các sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng sẽ được ưu tiên hơn các hàng hóa khác.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 4, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,13 tỷ USD, tăng 50,6% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 3,65 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số nguồn tin cho biết trong số lượng hàng cá tra nguyên liệu còn lại, loại cá có kích cỡ lớn, không phù hợp để làm phi lê xuất khẩu sang Mỹ và Eu chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Dự kiến, tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể kéo dài đến tháng 8,9
VASEP dự báo xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường Canada nửa đầu năm nay khả quan và hứa hẹn đạt mức tăng trưởng mới. Tính đến giữa tháng 4, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này đạt 17,2 triệu USD, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc tận dụng các phế phụ phẩm trong chế biến cá tra để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, đặc biệt là dùng da cá để làm collagen và gelatin, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận. Điều này đã thu hút các doanh nghiệp trong ngành.
So với tháng 4/2021, xuất khẩu cá tra tăng gấp hơn 2 lần với doanh thu 297 triệu USD. Nhờ đó, tính luỹ kế 4 tháng đầu năm, ngành cá tra thu về nguồn ngoại tệ trên 950 triệu USD, tăng 94%.
Việc giá cá tra tăng mạnh giúp các doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận các công ty tăng bằng lần. Trong năm nay, các công ty tăng công suất và đẩy mạnh các dự án mới nhằm tận dụng thuận lợi thị trường.
Sau khi giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL lập đỉnh vào cuối quý I, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang hầu hết thị trường cũng tăng mạnh. Thị trường cá tra thế giới đang có chiều hướng tốt, đơn hàng tăng nhưng cá nguyên liệu đang thiếu.
Một số siêu thị bắt đầu có động thái hạn chế nhập khẩu cá minh thái và cá haddock của Nga. Trong khi nhu cầu cá thịt trắng ở EU đang rất cao. Do đó, đây là cơ hội cho cá tra Việt Nam nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Malaysia đã tăng trưởng tích cực trở lại sau 3 năm dịch COVID-19 bị ảnh hưởng. Tính đến giữa tháng 3, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này đạt 7,45 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà máy mới có công suất 500 tấn/ngày dự kiến xây dựng vào quý IV/2022. Hiện tại, IDI có hai nhà máy với công suất lần lượt là 150 tấn/ngày và 300 tấn/ngày. Các nhà máy đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Với những tín hiệu tích cực của thị trường cá tra ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành lạc quan về kết quả kinh doanh trong năm 2022 khi đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với năm 2021.