|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 11

12:11 | 13/12/2022
Chia sẻ
Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm. Tuy nhiên, VASEP nhận định dù còn bị hạn chế vì COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đột ngột lao dốc trong tháng 11 khi giảm 46%, chỉ đạt trên 37 triệu USD. 

 Nguồn: VASEP

Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm.

Số liệu thống kê và thu thập tại 68 chợ đầu mối trên toàn quốc cho thấy trong tháng 9, doanh số bán hàng thủy sản giảm 19,6% so với tháng 9/2021, giá hải sản trung bình ở mức 3,41 USD/kg, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thủy sản nước ngọt giảm 6,3% xuống mức trung bình 2,64 USD/kg, trong khi khối lượng thủy sản nước ngọt bán ra giảm 16,5%, cho thấy tác động của việc phong tỏa do COVID của Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 636 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ. Trong khi xuất khẩu sang Hồng Kông đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%.

Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 10, nhập khẩu các sản phẩm cá phile đông lạnh mã HS 0304 của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 500 triệu USD. Trong đó, riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm gần 89% với 444 triệu USD.

Sản phẩm cá tra của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc qua 24 cảng/cửa khẩu của nước này. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Quảng Đông, chiếm 29-30%, Thiên Tân khoảng 12%, Sơn Đông 12%, Thượng Hải 11%. Tiếp đến là Trạm Giang 105, Bắc Kinh 9%, Phúc Kiến 8% và Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô…

VASEP nhận định diễn biến thị trường Trung Quốc trong thời gian tới khó đoán và phụ thuộc đáng kể vào việc chính phủ nước này có điều chỉnh chính sách kiểm soát zero Covid hay không và hướng điều chỉnh như thế nào. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh thuỷ sản thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đang hy vọng vào sự ổn định của thị trường này vì đây vẫn là thị trường rộng lớn có nhu cầu tiêu thụ cao.

Trong số các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, Trung Quốc thu hút số doanh nghiệp xuất khẩu đông đảo nhất. Năm 2022, tính đến thời điểm này có hơn 160 doanh nghiệp Việt Nam có mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc.

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc gồm Công ty TNHH Đại Thành, Công ty CP Thủy sản Trường Giang, Công ty Cổ Phần Đầu tư Và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I, Công ty CP Chế biến và Xnhập khẩu Thủy sản Cadovimex II và Công ty Cổ phần Gò Đàng.

Nhìn chung, các công ty này không chênh lệch nhau nhiều về doanh số, chiếm từ 6-7% giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc.

H.Mĩ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.