Giá cà phê hôm nay (8/12) tiếp tục giảm vào cuối tuần, giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay (8/12) tiếp tục giảm 200 đồng/kg ở tất cả các tỉnh khu vực Tây Nguyên xuống mức 33.100 - 33.800 đồng/kg, theo dữ liệu từ giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê tại cảng TP HCM ở mức 1.454 USD/tấn, giảm 9 USD/tấn so với hôm 7/12.
Ở thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 1/2019 trên sàn London ngày 7/12 giảm 1% xuống 1.531 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 giảm 1,8% xuống 104 UScent/pound.
Giá cà phê trong nước
|
Theo trang International Coffee Report, xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 11 tiếp tục lập kỉ lục mới. Theo đó, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 11 tăng 18,8% so với tháng 10 lên mức gần 3,9 triệu bao. Con số này tăng tới 44,4% so với mmức chỉ gần 2,7 triệu bao xuất khẩu tháng 11/2017.
Tính chung 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của Brazil tăng gần 5,7% lên gần 26,3 triệu bao, tăng 1,6 triệu bao so với cùng kì năm 2017.
Số tiền Brazil thu về từ hoạt động xuất khẩu cà phê trong tháng 11 đã tăng 16,46% lên 515,1 triệu USD, so với 442,3 triệu USD ghi nhận trong trong tháng 11 năm 2017.
Mặc dù vậy tính chung 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm 9,16% còn gần 3,8 tỉ USD. Nguyên nhân là do giá cà phê thế giới năm nay giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Năm cà phê 2017 - 2018, Brazil xuất khẩu 32,34 triệu bao cà phê, tăng so với mức 31,93 triệu bao năm 2016 - 2017. Xuất khẩu trong giai đoạn tháng 4 - 8 của Brazil đạt 15,52 triệu bao, tăng 11,2% so với cùng kì năm 2017.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam trung bình ở mức 56.000 đồng/kg, không đổi so với hôm 4/11.
Thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện mặc dù nguồn cung tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.
Theo thông tin từ trang Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2018 ước đạt 445.150 tấn, thấp hơn 15.349 tấn so với năm 2017. Trong đó, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ ước đạt 64.000 tấn.
Theo số liệu từ Công ty Hemanand Spices có trụ sở tại Kochi, hiện Ấn Độ chỉ còn khoảng 45.000 tấn hạt tiêu sau thu hoạch, thấp hơn nhiều so với con số dự báo trước đó của Công ty là 70.000 tấn và thấp hơn so với con số ước tính của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế.
Do đó, giá tiêu toàn cầu được dự báo tăng trở lại vào năm 2019.
Trong tháng 11, Ấn Độ áp dụng giá sàn để đánh thuế nhập khẩu với hạt tiêu sẽ gây thiệt hại lớn cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Sau khi chính sách của Ấn Độ được thực thi, cơ cấu nguồn cung hạt tiêu của Ấn Độ đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ qua các thị trường như Sri Lanka, Brazil và Ecuador.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Sri Lanka ghi nhận tăng trưởng hai con số 11,5% về lượng và tăng 12,9% về trị giá.
Theo đó thị phần hạt tiêu của Sri Lanka tại Ấn Độ tăng từ 26,3% trong 8 tháng năm 2017, lên 34,9% trong 8 tháng năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Ecuador tăng đột biến 429,2% về lượng, từ Brazil tăng 11%.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 4/2019 lúc 10h15 ngày 5/12 (giờ địa phương) giảm 0,6% xuống 160,3 yen/kg.
Cục xuất nhập khẩu dự báo giá cao su thời gian tới được dự báo tiếp tục ở mức thấp do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết. Xét về dài hạn, giá cao su có thể phục hồi nếu các yếu tố tâm lí thị trường ổn định trở lại. Tuy nhiên, khả năng giá tăng mạnh là khó xảy ra do sản lượng cao su thế giới vẫn tiếp tục tăng do việc mở rộng diện tích quá lớn trước đây.