Giá cà phê hôm nay (26/3) tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá tiêu giảm 500 - 1.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.100 - 32.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với hôm 25/3, theo dữ liệu giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.424 USD/tấn tăng 5 USD.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi |
FOB (HCM) | 1,424 | Trừ lùi: -75 |
Đắk Lăk | 32,900 | +100 |
Lâm Đồng | 32,100 | +100 |
Gia Lai | 32,900 | +100 |
Đắk Nông | 32,800 | +100 |
Hồ tiêu | 45,500 | 0 |
Tỷ giá USD/VND | 23,155 | +5 |
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 25/3, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 0,5% xuống mức 1.503 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,5% lên 94,3 UScent/pound.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cà phê toàn cầu tiếp tục giảm do áp lực dư cung, đặc biệt là áp lực bán ra từ Brazil. Theo số liệu từ Hội đồng xuất khẩu cà phê Bra-xin (Cecafé), lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 2/2019 của nước này đạt 3,142 triệu bao, tăng 40,5% so với tháng 2/2018.
Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil dự báo nước này sẽ xuất khẩu lượng cà phê cao kỷ lục 40 triệu bao trong niên vụ 2019/2020 (từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020), trong đó cà phê Robusta nhân xô có thể xuất khẩu khoảng 36,3-36,6 triệu bao. Ngân hàng nông nghiệp Rabobank dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2019/20 của Brazil đạt 57,6 triệu bao, gồm 38 triệu bao cà phê Arabica và 19,5 triệu bao cà phê Robusta, sau khi khảo sát trên 350 vườn trồng cà phê.
Đồng USD tiếp tục mạnh lên làm cho hầu hết giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ. Trong khi đồng Real yếu trở lại đã kích thích nông dân Bra-xin mạnh tay bán ra. Bên cạnh còn là áp lực bán hàng vụ cũ năm trước đạt sản lượng kỷ lục và thu hoạch vụ mới năm nay của Brazil đã cận kề.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam giảm 500 - 1.000 đồng so với hôm 25/3. Trong đó, giá tiêu tỉnh Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg xuống lần lượt 45.000 và 46.000 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 44.500 - 46.000 đồng/kg, theo dữ liệu tintaynguyen.com
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 45,500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 44,500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 45,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 46,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 45,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44,500 |
10 ngày giữa tháng 3/2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng mặc dù hiện đang vào vụ thu hoạch. Chốt phiên giao dịch ngày 19/3/2019, giá hạt tiêu đen trong nước tăng từ 3,4 – 4,6% so với ngày 9/3/2019, so với ngày 19/02/2019 tăng từ 2,2 – 3,5%, lên mức thấp nhất là 45.500 VNĐ/kg tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai – mức cao nhất là 47.000 VNĐ/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng ở mức 73.000 VNĐ/kg, ổn định so với 10 ngày đầu tháng 3/2019, nhưng thấp hơn so với mức 97.000 VNĐ/kg cùng kỳ năm 2018.
Ngày 18/3/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l xuất khẩu tăng 2,3% so với ngày 8/3/2019, lên mức 2.225 USD/tấn, trong khi đó giá hạt tiêu đen loại 550g/l xuất khẩu cùng tăng 2,2% so với ngày 8/3/2019, lên mức 2.325 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 1,4% so với ngày 8/3/2019, lên mức 3.525 USD/tấn, so với ngày 19/2/2019 tăng 0,7%.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h40 ngày 25/3 (giờ địa phương) giảm mạnh 5,6% xuống 184,2 yen/kg.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 01/2019, tăng 35,6% so với tháng 12/2018, lên mức 74.638 tấn; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 35,6%. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 01/2019 đạt 49.797 tấn, tăng 3,3% so với tháng 12/2018 và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 39,4%), Đức (chiếm 16,3%), Iran (chiếm 5,9%), Phần Lan (chiếm 4,9%) và Hoa Kỳ (chiếm 4,5%).
Trong tháng 01/2019, Malaysia nhập khẩu 93.127 tấn cao su tự nhiên, tăng 10,8% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 33,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 01/2019 cũng tăng 3,9% so với tháng 12/2018, lên 41.833 tấn, nhưng so với cùng kỳ năm 2018 giảm 1,8%.
Cao su tự nhiên của Malaysia được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp găng tay cao su với mức tiêu thụ 32.386 tấn, chiếm 74,5% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia. Dự trữ cao su thô tại Malaysia tính đến cuối tháng 01/2019 đạt 199.070 tấn, tăng 14,4% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2018.