|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Gelex dùng 21 triệu cổ phần PXL làm tài sản đảm bảo huy động trái phiếu

09:48 | 12/08/2021
Chia sẻ
Ngoài 21 triệu cổ phần PXL, Gelex còn sử dụng 18 triệu cổ phần tại CTCP Thiết bị điện Gelex làm tài sản sản đảm bảo cho lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng.
Gelex dùng 21 triệu cổ phần PXL làm tài sản đảm bảo huy động trái phiếu  - Ảnh 1.

Tòa nhà Gelex. (Ảnh: Tường Vy).

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ  của CTCP Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) với tổng trị giá là 300 tỷ đồng nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, bổ sung vốn lưu động. 

Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có đảm bảo bằng tài sản. Lãi suất cố định cho tất cả các kỳ là 8,5%/năm, kỳ trả lãi 6 tháng/lần.

Các tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên gồm hơn 21 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Mã: PXL) thuộc quyền sở hữu của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam và CTCP Hạ tầng Gelex và/hoặc bên thứ ba khác.

18 triệu cổ phần tại CTCP Thiết bị điện Gelex thuộc quyền sở hữu của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam; và các quyền lợi phát sinh từ các cổ phiếu nêu trên (cổ tức, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu do chia tách,...). Tổng giá trị của tài sản bảo đảm là gần 460 tỷ đồng.

HNX cho biết kể từ ngày 19/5 tới 28/6 chỉ có duy nhất một nhà đầu tư tổ chức mua trọn lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng nói trên.

Tại thời điểm cuối quý II, tổng nợ vay của doanh nghiệp là 19.404 tỷ đồng, chiếm 40,5% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 1,36 lần. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức khoảng 3,18 lần trong quý II.

Trong 6 tháng đầu năm, Gelex đạt doanh thu thuần 13.110 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 812 tỷ đồng, tăng 93%. Gelex đã thực hiện 46% mục tiêu doanh thu và 79% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 6 tháng.

Tường Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.