|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nguyên Phó Tổng DongA Bank không hiểu khái niệm công ty sân sau

21:53 | 28/05/2019
Chia sẻ
Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, bà không hiểu công ty sân sau là như thế nào. Theo cảm nhận của bà thì công ty sân sau thường không được tích cực lắm.

Chiều 28/5, TAND Cấp cao TP HCM tiếp tục phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank - Mã: DAB).

Nguyên Phó Tổng DongA Bank không hiểu khái niệm công ty sân sau - Ảnh 1.

Các bị cáo có mặt tại tòa. (ảnh: Dân trí).

Liên quan đến công ty Ninh Thịnh và công ty Sao Việt Nam mà bà Xuyến cho ông Trần Phương, nguyên Tổng Giám đốc DongA Bank) Bình mượn tên để đứng ra vay 197 tỉ đồng, bà Xuyến cho rằng bà không hiểu công ty sân sau là như thế nào. 

"Theo cảm nhận của bị cáo thì công ty sân sau thường không được tích cực lắm. Nhưng các công ty này hoạt động lâu năm, có uy tín trên thị trường, theo đúng giấy phép thì không thể là công ty sân sau", bà Xuyến trình bày.

Theo bà Xuyến, bị cáo cho ông Bình mượn pháp nhân của các công ty này nhưng không theo dõi việc chuyển tiền nên không phạm tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của DongA Bank.

Đối với khoản tiền 40 tỉ, bà Xuyến một mực cho rằng mình không tham gia chiếm đoạt tiền của DongA Bank như cáo trạng cáo buộc. Bởi với khoản tiền 20 tỉ đồng chuyển vào tài khoản Đỗ Thị Minh Giang, sau khi phát hiện bị cáo đã trả cho Trần Phương Bình bằng cổ phiếu.Do đó, bị cáo không phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến hành vi ký phiếu thu tất toán khống 1 phần khoản vay 1.900 lượng vàng, gây thiệt hại cho DongA Bank 53 tỉ đồng, tại tòa, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh, nguyên cán bộ công an TP HCM thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm quy kết. 

Ông Ánh cho biết vì mối quan hệ bạn bè với ông Bình nên đã lập khống hồ sơ gây thất thoát cho ngân hàng. Tại thời điểm ký khống, bị cáo không nhận thức được hành vi này là vi phạm pháp luật.

Khi Hội đồng xét xử hỏi về việc tại sao vợ chồng ly hôn nhưng vẫn ký hồ sơ vay vốn, ông Ánh cũng cho biết, ông và bà Lương Ánh Trúc ly hôn từ năm 2006, tuy nhiên đến 2008 hai người vẫn ký tên vay chung vì hai người đã nhiều lần vay của DongA Bankvà thế chấp nhiều tài sản.

Minh Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.