|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Đại án’ DongABank: Hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan không tới tòa

14:59 | 06/07/2020
Chia sẻ
Sau 2 ngày tạm nghỉ, sáng nay (6/7), phiên xét xử Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongA Bank) và 11 đồng phạm.
'Đại án’ DongABank: Hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan không tới tòa - Ảnh 1.

Sáng nay 6/7, VKS nói đề nghị tuyên ông Trần Phương Bình tù chung thân là đúng người, đúng tội. Ảnh: Tân Châu

Chủ tọa - Thẩm phán Hàng Phạm Lương Toản xướng tên loạt cá nhân, đại diện cho các đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tranh tụng nhưng không có mặt tại tòa và cho rằng đó là vắng mặt không lý do, tự từ bỏ quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp trước tòa.

Mở đầu phiên xử, HĐXX cho người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan tranh tụng với đại diện VKS về phần dân sự. Đại diện Cty Ba Son bảo lưu quan điểm yêu cầu Cty M&C bồi thường thiệt hại. Phía Ba Son cũng thông tin, để có ‘đất sạch’ làm dự án, Bộ Quốc phòng đã ứng trước 240 tỷ đồng để di dời và do Cty M&C không thực hiện hợp đồng đã ký, Ba Son còn thiệt hại thêm nhiều tỷ đồng là khoản tiền liên quan thẩm định giá đất, chuẩn bị triển khai dự án...

Ngay sau khi đại diện Cty Ba Son trình bày xong, HĐXX cho đại diện VKS giữ công tố tại tòa tranh tụng lại với các bị cáo và các bên liên quan.

Theo công tố, ngay sau khi VKS nêu quan điểm vụ án, đã có 42 ý kiến, trong đó có ý kiến của 12 bị cáo. Có những ý kiến trùng lặp nội dung, VKS đối đáp chung, những ý kiến riêng không trùng lặp thì công tố sẽ tranh tụng riêng.

Theo VKS, 12 bị cáo bị VKS truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, riêng bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc DongABank) bị truy tố thêm tội ““Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

12/12 tự bào chữa khẳng định cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội. Các bị cáo chỉ trình bày hoàn cảnh phạm tội để HĐXX xem xét. VKS khẳng định truy tố hành vi 12 bị cáo là hoàn toàn chính xác.

Các bị cáo và luật sư nêu mức phạt quá nặng, VKS nhận thấy 12 bị cáo đều phạm tội ““Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, có mức phạt tới 20 năm tù, ngoài bị cáo Bình, Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty M&C), các bị cáo còn lại từ 2-8 năm tù thì cơ sở nào nói VKS đề nghị án phạt nặng.

VKS có xem xét và áp dụng xử lý đối tượng chủ mưu cầm đầu, các đồng phạm lệ thuộc làm công ăn lương, VKS nhận thấy các bị cáo thuộc cấp đã được xem xét đề nghị phạt nhẹ, trong khi thiệt hại cho DongABank là rất nặng nề.

Từ những lập luận như trên, đại diện VKS bác bỏ hoàn toàn các ý kiến tranh tụng của các bị cáo và các luật sư liên quan tới trách nhiệm hình sự.

'Đại án’ DongABank: Hàng loạt cá nhân, đơn vị liên quan không tới tòa - Ảnh 2.

Tại phiên tòa 'đại án' DongABank sáng nay 6/7, VKS bác tranh trụng 12/12 bị cáo, đề nghị giữ nguyên mức phạt mà công tố đã đề nghị. Ảnh: Tân Châu

Trước đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Trần Phương Bình tù chung thân cho 2 tội danh. Các bị cáo còn lại được xác định là đồng phạm giúp sức cho ông Bình, VKS đề nghị xử phạt mức án từ 2 - 20 năm tù.

Theo VKS, trong khoảng thời gian từ năm 2007-2013, với vai trò là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐTD DongABank, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo các thuộc cấp và các đối tượng liên quan thực hiện hành vi gây thiệt hại cho DongABank hơn 8.8 ngàn tỷ đồng.

Trong đó riêng việc cho 4 nhóm khách hàng gồm Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng vay gây thiệt hại cho ngân hàng 8.7 ngàn tỷ đồng. Ông Bình còn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Hành vi của ông Bình và các đồng phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank bị lỗ lũy kế hơn 31 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu bị âm 25 ngàn tỷ đồng và tổng tài sản thực của ngân hàng chỉ còn 47 ngàn tỷ đồng.

Tân Châu

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.