|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gần một nửa nhãn hàng đối tác sẽ tăng mua hàng dệt may từ Việt Nam

09:46 | 13/12/2020
Chia sẻ
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có tới 42% nhãn hàng đối tác nước ngoài được khảo sát cho biết họ chắc chắn sẽ tăng mua hàng từ Việt Nam sau COVID-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam vừa tham gia.

Tuy nhiên, một nửa số nhãn hàng còn lưỡng lự do hai nhóm nguyên nhân chính: khả năng chi phí tăng lên và rủi ro vi phạm tiêu chuẩn lao động và môi trường. 

Cụ thể, các lí do liên quan tới việc tăng chi phí như thuế tăng, chi phí lao động tăng, chi phí sản xuất tăng là những do chính có thể ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của nhãn hàng. 

Gần một nửa nhãn hàng đối tác sẽ tăng mua hàng dệt may từ Việt Nam - Ảnh 1.

Lí do sẽ khiến nhãn hàng không tăng mua từ Việt Nam (Đơn vị: %. Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Đặc biệt vấn đề thiếu nguyên phụ liệu có thể khiến nhãn hàng từ châu Âu và khối CPTPP không được hưởng ưu đãi thuế qua hiệp định EVFTA và CPTPP cũng là một yếu tố quan trọng mà các công ty nhập khẩu phải cân nhắc.

Tuy nhiên bên cạnh yếu tố chi phí, các yếu tố liên quan tới phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cũng có tầm quan trọng không kém. 

Cụ thể rủi ro vi phạm nhân quyền và thiếu nhà máy bền vững là do để 29.6% và 25.9% nhãn hàng có thể không tăng mua hàng từ Việt Nam. 

Hiện nay, vấn đề tuân thủ tiêu chuẩn lao động và môi trường không chỉ tồn tại trong chính sách về trách nhiệm xã hội mang tính tự nguyện của nhãn hàng mà đang dần được luật hóa. 

Xu hướng này đã manh nha từ năm 2012 với Luật Minh bạch hóa chuỗi cung ứng của Bang California, Mỹ; Luật chống hành vi nô lệ hiện đại của Anh năm 2015 và của Úc năm 2019 và Luật về nghĩa vụ rà soát nhân quyền của Pháp năm 2017 (Grabosch 2020). 

Thời điểm hiện tại, Đức và Nghị viện châu Âu đều đang thảo luận về việc luật hóa nghĩa vụ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và lao động trong chuỗi cung ứng và có thể sẽ thông qua trong tương lai gần. 

Do đó, đối với các nhãn hàng từ các quốc gia, vấn đề phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn có ý nghĩa ràng buộc về pháp mà họ không thể không tuân thủ.

H.Mĩ