Evergrande đã đạt thỏa thuận bán 1,66 tỷ cổ phiếu tại công ty sản xuất phim và các chương trình truyền hình HengTen cho Allied Resources Investment Holdings Ltd với giá 1,28 HKD/ cổ phiếu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cảnh báo nguy cơ các vấn đề trên thị trường bất động sản của Trung Quốc có thể gây tổn hại tới thị trường tài chính Trung Quốc và sau đó lan đến Mỹ.
Ngày 31/8, Evergrande cho hay một số dự án của tập đoàn đã bị đình chỉ vì sự chậm trễ trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp, nhà thầu và họ đang đàm phán để tiếp tục việc xây dựng.
Ngày 15/10, quan chức Trung Quốc lần đầu tiên chính thức bình luận về cuộc khủng hoảng Evergrande và khẳng định lĩnh vực bất động sản vẫn đang hoạt động ổn định.
Cơ quan quản lý kiểm toán của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) hôm 15/10 thông báo họ đang điều tra các báo cáo kế toán năm 2020 của Tập đoàn bất động sản China Evergrande và cuộc kiểm toán của công ty kiểm toán PwC, viện dẫn lo ngại về tính đầy đủ của báo cáo này.
Các dấu hiệu tài chính khả nghi tại Evergrande đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng kiểm toán PricewaterhouseCoopers chưa một lần lên tiếng. Các nhà phân tích đã phải đặt ra câu hỏi: Phải chăng kiểm toán viên đã ngủ gật khi xem sổ sách của Evergrande?
Khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ giải cứu Evergrande là rất mong manh. Chủ tịch Hui Ka Yan đang phải bán bớt tài sản của công ty để lấy tiền trả cho hàng triệu chủ nợ lớn nhỏ.
Bất ổn tài chính trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc lại gia tăng sau khi có thêm một công ty ngoài Evergrande được báo cáo không thể trả khoản nợ hơn 300 triệu USD.
Mặc dù chưa chính thức tuyên bố vỡ nợ nhưng Evergrande đã bắt đầu sắp xếp các ưu tiên của mình theo thứ tự, và các nhà đầu tư nước ngoài đứng cuối danh sách.
Sàn giao dịch Hong Kong không cho biết lý do Evergrande bị đình chỉ giao dịch. Cùng ngày, một nhà phát triển bất động sản khác niêm yết tại Hong Kong đã tự dừng giao dịch cổ phiếu để chuẩn bị thông báo một vụ mua lại lớn.
Bắc Kinh đang kêu gọi hệ thống ngân hàng nới lỏng tín dụng và hỗ trợ ngành bất động sản nói chung. Các động thái này chứng tỏ chính phủ sẽ ưu tiên giúp đỡ người mua nhà hơn là các trái chủ của Evergrande.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam và Trung Quốc đang có một số điểm tương đồng. Nếu đối chiếu với cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande sẽ thấy những rủi ro tiềm ần của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.
Tập đoàn bất động sản nặng nợ nhất thế giới Evergrande liên tiếp thất hứa với các chủ nợ và nhà đầu tư, khiến nhiều người lo ngại số tiền cho vay sẽ mất trắng.