Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nhưng khó vào siêu thị nội địa do quy định sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin trong Thông tư 10. Bất cập này khiến doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.
Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu cá tra trong quý III sẽ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, giá cá tra xuất khẩu vẫn là ẩn số bởi hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ việc thiếu container, chi phí logistics, lưu kho tăng cao.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5, đặc biệt ở thị trường Mỹ, EU. VASEP dự báo nhu cầu đối với mặt hàng cá ngừ nguyên liệu chế biến, cá ngừ đông lạnh tại các thị trường có xu hướng tăng nhanh.
Ngày 17/6, Anh và Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hai hãng sản xuất máy bay là Airbus và Boeing, đảm bảo ngừng áp thuế trả đũa lẫn nhau trong vòng 5 năm tới.
Theo VASEP, tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt hơn 39 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Sau ba năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm ảm đạm.
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở EU bùng nổ sau khi kiểm soát dịch COVID-19 trong khi ngành thủy sản Ấn Độ và nhiều nước đang lao đao vì dịch. Cùng với lợi thế từ EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Chính phủ Anh ngày 11/6 cho biết nước này dự định sẽ hủy bỏ khoảng một nửa hạn ngạch nhập khẩu thép áp dụng từ lúc vẫn còn là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) khi các hạn ngạch này hết hiệu lực vào ngày 30/6.
Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên sang EU sẽ đi đường hàng không và "cập bến" Cộng hoà Czech, sau 4 – 5 ngày. Trong tuần tới, vải thiều của huyện Lục Ngạn sẽ vào thị trường 27 quốc gia.
Bà Annika Saarikko, lãnh đạo đảng Trung tâm của Phần Lan, cho biết bà sẽ duy trì một đường lối cứng rắn đối với các khoản nợ tập thể trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU) khi bà đảm nhận chức Bộ trưởng Tài chính nước này vào tuần tới.
Tiến trình triển khai vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của châu Âu diễn ra chậm chạp đồng nghĩa với việc sự phục hồi kinh tế của khu vực này nước này có thể bị tụt hậu so với đà tăng trưởng của Mỹ và châu Á, trừ khi châu Âu có thể đưa chương trình tiêm chủng vaccine trở lại đúng quỹ đạo trong những tuần tới.
Từ ngày 23/12/2020, hàng hóa có xuất xứ tích hợp của Việt Nam và Hàn Quốc có thể được hưởng ưu đãi EVFTA khi xuất khẩu vào EU nếu đáp ứng các yêu cầu về CO.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhận định EVFTA là "đường cao tốc" thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và EU coi EVFTA là cơ hội thuận lợi để Việt Nam xác lập vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR), kinh tế nước này đang phải trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 300 năm và việc không đạt được thỏa thuận thương mại mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến quá trình phục hồi thậm chí còn kéo dài hơn và khó khăn hơn.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tối 19/11 một cách nhanh chóng, khi không thể đạt được nhất trí về Kế hoạch phục hồi trị giá 1.800 tỉ euro (hơn 2.130 tỉ USD).
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.