Theo dự báo của nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia ADB và BIDV, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt 5,5 - 6% trong kịch bản cơ sở, nhưng lạm phát sẽ tăng cao khoảng từ 3,8 - 4,2%.
Nếu so sánh mức độ lạm phát ở thời điểm hiện tại với thời điểm năm 2011, bà Đặng Nguyệt Minh, chuyên gia, phụ trách Khối Nghiên Cứu, Dragon Capital Việt Nam, cho rằng mức độ rủi ro thấp hơn rất nhiều. Bà cũng đưa ra ba kịch bản lạm phát ở Việt Nam theo giá dầu thế giới.
Nếu giá vật liệu xây dựng trong nước tăng mạnh do tác động của xung đột Nga - Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng, tiến độ của các dự án đầu tư công có thể đối mặt với rủi ro.
Với những kết quả tích cực trong hai tháng đầu năm, chuyên gia dự báo quý I sẽ tăng trưởng khoảng 5%, quý II khoảng 6% và mức độ tăng trưởng cao sẽ rơi vào nửa sau của năm 2022.
Thị trường hàng hóa thế giới biến động mạnh, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến kinh tế toàn cầu đứng trước những mối lo ngại về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng chung.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên, trong hai năm 2020 và 2021, Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng dương và liên tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những rủi ro về làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể Omicron, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với những lo ngại về vấn đề lạm phát, lao động,...
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, rất nhiều doanh nghiệp hiện gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Điều này sẽ khiến cho giá cả hàng hóa tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát nền kinh tế. Trong năm 2022, áp lực lạm phát còn hiện hữu.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 song hoạt động thu hút FDI trong năm 2021 vẫn được duy trì ổn định, qua đó, nhiều chuyên gia tin rằng năm 2022 sẽ là năm đầy triển vọng của dòng vốn FDI.
Với quy mô gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ, các chuyên gia đều cho rằng sẽ tác động tới hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Song, các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công, xây dựng hạ tầng sẽ là nhóm phát triển tiềm năng trong năm 2022.
AMRO dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2022, vượt qua mức dự báo của Malaysia (6,0%), Campuchia (5,2%), Singapore (4%) và Thái Lan (3,6%),... để đứng đầu khu vực.
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Thế Anh, mặc dù nền kinh tế đang phải đối diện với nguy cơ lạm phát và bong bóng tài sản tăng cao, song khả năng vỡ bong bóng khó xảy ra. Ông cũng nhận định chứng khoán, bất động sản vẫn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2022.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…