|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao vào nửa sau năm 2022

14:31 | 15/03/2022
Chia sẻ
Với những kết quả tích cực trong hai tháng đầu năm, chuyên gia dự báo quý I sẽ tăng trưởng khoảng 5%, quý II khoảng 6% và mức độ tăng trưởng cao sẽ rơi vào nửa sau của năm 2022.

Chia sẻ quan điểm về tình hình phục hồi kinh tế Việt Nam trong hai tháng đầu năm tại chương trình Talkshow Phố Tài chính, ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích, CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, trong hai tháng đầu năm có một số kết quả khá tích cực điển hình như là chỉ số PMI của nhà quản trị mua hàng cao hơn so với cùng kỳ 2021. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ tăng 1,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý vẫn cần phải nhìn nhận thấy đó là nền kinh tế vẫn còn chịu một số tác động từ đợt dịch COVID-19. 

Điển hình như sản xuất công nghiệp là yếu tố đóng góp rất quan trọng trong GDP thì trong hai tháng đầu năm chỉ tăng 5,4%, trong khi cùng kỳ tăng 7,4%. Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong hai tháng chỉ đạt hơn 630 triệu USD, cùng kỳ năm 2021 đạt hơn 3 tỷ USD.

"Như vậy, tổng quan lại vẫn có một số tín hiệu tích cực, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu cho thấy chúng ta vẫn đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ đợt dịch COVID-19", Giám đốc Phân tích CTCK SHS đánh giá.

Nền kinh tế quý I dự báo tăng trưởng 5%, mức độ tăng trưởng cao sẽ rơi vào nửa sau của năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Võ Thế Vinh, Giám đốc Phân tích, CTCK Guotai Junan Việt Nam. (Ảnh: Chụp màn hình sự kiện).

Cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Võ Thế Vinh, Giám đốc Phân tích, CTCK Guotai Junan Việt Nam cho hay, trong hai tháng đầu năm chỉ số PMI luôn duy trì trên 50%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất rất kỳ vọng với việc sẽ tiếp tục mở lại hoạt động sản xuất. Ngoài ra Việt Nam cũng sẽ mở lại hoàn toàn đường bay quốc tế từ tháng 3.

Qua đó, ông Võ Thế Vinh đánh giá Việt Nam có thể kỳ vọng GDP quý I tăng khoảng 5 - 5,1%. 

Song, nếu như một lý do nào đó xuất phát từ diễn biến của đại dịch hay tốc độ mở cửa này chậm hơn thì kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý I/2021, tức là tốc độ tăng trưởng khoảng 4,2%.

Bàn về tốc độ tăng trưởng, phục hồi kinh tế trong quý II, ông Võ Thế Vinh cho rằng các gói kích thích về tài khóa sẽ luôn có độ trễ về mặt chính sách, do đó, mức độ tăng trưởng cao sẽ rơi vào nửa sau của năm 2022.

Trong quý II, Việt Nam có thể kỳ vọng vào các dự án FDI, nhà máy, đơn hàng mới được khởi động, bên cạnh đó là sự đóng góp của khu vực du lịch với tốc độ hồi phục dần dần. 

"Sau quý I với tốc độ phục hồi khoảng 5% thì tới quý II Việt Nam sẽ mức độ hồi phục tiếp cận khoảng 6%", ông Võ Thế Vinh dự báo.

Đồng quan điểm, ông Ngô Thế Hiển cũng cho rằng để nhìn nhận được tác động của các biện pháp này ngay trong hai tháng đầu năm thì chưa nhiều, cần phải chờ đợi thêm tới quý II, quý III thì tác động của các chính sách này sẽ rõ hơn.

Phương Trang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.