Doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp xong đất đai rồi hãy cổ phần hóa, thoái vốn!
Lùm xùm sai phạm cổ phần hoá, lối thoát nào cho Cảng Quy Nhơn? |
Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: “Nâng hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” với sự tham dự của ông Phùng Văn Hùng (Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội), ông Đặng Quyết Tiến (Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính), chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển).
Đánh giá về xu hướng cổ phần hóa (CPH) thoái vốn Nhà nước trong thời gian tới với nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Phùng Văn Hùng cho rằng những năm qua DNNN dựa quá nhiều vào các ưu đãi như nguồn vốn, đất đai; nhiều khi không được quan tâm nhiều tới đầu tư sản xuất, quản lý hiệu quả để đẩy sản xuất phát triển. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế bị hạn chế.
“Nên các DNNN phải thấm các quan điểm DNNN không nên dựa vào các ưu đãi như trước đây, mà phải dựa vào chính nội lực của mình để cứu chính mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của trong nước, nước ngoài trong một môi trường pháp lý chung mà bên nào cũng phải tuân thủ”, ông Hùng khuyến nghị.
Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ: “Trong khối DNNN, các doanh nghiệp có quy mô lớn như một số doanh nghiệp ngành dầu khí, điện, Sabeco, Vinamilk chứ không phải quá nhiều. Tôi cho rằng không e ngại khi cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp này. Chỉ sợ doanh nghiệp không có sức hấp dẫn. Vì nhiều DNNN hiệu quả thấp nhưng tài sản lớn là đất đai còn thiết bị máy móc thì vừa phải, thậm chí là lạc hậu. Nên làm thế nào phải để các nhà đầu tư tin vào môi trường đầu tư kinh doanh sau này…”.
Cổ phần hóa Hapro và việc đánh giá lại bất động sản của doanh nghiệp này của UBND Hà Nội. Ảnh minh họa |
Dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến chia sẻ, Chính phủ đã đi trước một bước, thể hiện tinh thần Chính phủ kiến tạo là bằng việc quy định các DNNN trước khi CPH phải sắp xếp lại tài sản đất đai. Nếu không dùng hết đất thì chuyển giao lại đất cho địa phương để địa phương sử dụng việc khác. Đây là giải pháp đổi mới sát với thực tiễn, quy định ở Nghị định số 126 về sắp xếp đất đai và Nghị định số 32 của Chính phủ về thoái vốn.
“DNNN sắp xếp xong đất đai đi thì hãy CPH, thoái vốn theo đúng lộ trình đặt ra. Trước đây là các doanh nghiệp làm ào ào có bao nhiêu tài sản thì đưa luôn vào báo cáo để bán để tạo ra lợi thế giả tạo. Doanh nghiệp cơ khí mà lấy đất đai của mình tạo ra giá trị gia tăng là không phải”, ông Tiến chia sẻ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/