Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với 16.504 MW, chiếm 2,3% toàn cầu. Công suất trên đầu người của Việt Nam đạt 60 W/người.
Hiện tại, Gulf Energy đang là tập đoàn sản xuất điện tư nhân lớn nhất Thái Lan tính theo vốn hóa thị trường. Còn ông Sarath Ratanavadi, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn, là người giàu thứ 5 tại xứ chùa vàng với khối tài sản ròng 10,4 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư của dự án Cụm Nhà máy Điện gió Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B là 9.140 tỷ đồng, tương đương trên 395,6 triệu USD. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 1.828 tỷ đồng; vốn huy động là 7.312 tỷ đồng.
Tỷ lệ huy động năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối đạt 24 tỷ kWh, tăng 7% so với tháng 9, chiếm hơn 11% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
GWEC đánh gia Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới ở trong khu vực châu Á. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nhằm giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh điện gió, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng việc kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là không hợp lý, không đúng với bản chất có thời hạn của chính sách hỗ trợ, gây bất bình đẳng với các dự án cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ.
Cùng gánh chung quả tạ COVID-19 nhưng nhiều nhà đầu tư điện gió trên thế giới được "giải cứu" kịp thời, còn nhà đầu tư của Việt Nam lại trong tình cảnh ở ngã ba đường, tương lai chưa rõ ràng dù con số đầu tư ban đầu lên tới nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn điện gió Ørsted của Đan Mạch đề xuất nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi Hải Phòng với tổng công suất khoảng 3.900 MW, tổng mức đầu tư khoảng 13,6 tỷ USD.
Hết ngày 31/10, 62 dự án điện gió đã không thể vận hành thương mại. Điều này có nghĩa những dự án này sẽ không được hưởng giá mua điện (FIT) và xử lý dựa trên thỏa thuận với EVN.
Tập đoàn SGRE của Đức và BCG Energy của Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ về việc cung cấp thiết bị và giải pháp kỹ thuật để phát triển 500 MW điện gió tại Việt Nam
Theo USAID, khoản ngân sách 860.000 USD nhằm hỗ trợ giảm các chi phí giao dịch và rủi ro cho các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, khuyến khích gia tăng đầu tư tư nhân vào phát triển lĩnh vực này.
Tổng vốn đầu tư của dự án điện gió Kon Plông là hơn 3.500 tỷ đồng, tương đương gần 153 triệu USD, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 525 tỷ đồng, tương đương 22 triệu USD; vốn huy động gần 3.000 tỷ đồng, tương đương 130 triệu USD.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, trong số 106 nhà máy điện gió đăng ký thử nghiệm COD hiện đã có 11 nhà máy với tổng công suất 443 MW được công nhận vận hành thương mại.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.