Các doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng Việt Nam tái triển khai các dự án điện hạt nhân để hướng đến nguồn cung điện ổn định trong tương lai và xuất khẩu điện. Hàn Quốc sẽ đồng hành cùng Việt Nam nếu dự án này được nghiên cứu, tái khởi động.
Năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn năng lượng tái tạo đạt 20.670 MW, chiếm 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Những diễn biến khả quan này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn với mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiều tối 16/1, tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Công ty cổ phần Điện gió Trung Nam Trà Vinh I, thành viên của Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Đông Hải I.
Trung tâm A0 cho biết tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu năm 2022 dự kiến đạt 275,5 tỷ kWh, tăng gần 8% so với năm 2021. Song, trung tâm A0 sẽ không bổ sung nguồn điện gió, điện mặt trời.
Bên cạnh đề xuất với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước xin được tăng vốn điều lệ, Tập đoàn PVN còn muốn lấn sang đầu tư lĩnh lực năng lượng tái tạo mà trọng tâm là điện gió ngoài khơi.
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho rằng khi cho tư nhân đầu tư lưới truyền tải sẽ tác động tới giá điện, làm giá mặt hàng này có thể rất cao. Do vậy, cần đánh giá tác động để đảm bảo bình ổn giá, tránh ảnh hưởng đến người dân.
Mới đây, tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi, vận tốc gió ở độ cao 100 mét đạt khoảng 9-10m/s và khu vực tiềm năng nhất là miền nam Trung bộ.
PVS hiện là đơn vị duy nhất trong Tập đoàn PVN có đầy đủ chức năng, cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đầu tư, phát triển và vận hành khai thác các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Đối với các dự án điện gió không kịp vận hành thương mại, VAFIE đề xuất Chính phủ gia hạn giá FIT thêm thời gian tương ứng với thời gian giãn cách xã hội, điều chỉnh giảm giá FIT khoảng 15-20% so với giá FIT đã ban hành.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII được điều chỉnh theo hướng giảm nhiệt than, tăng điện khí và năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng và các cam kết tại COP 26. Theo đó, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 24% vào năm 2030, 45% vào năm 2045.
Hiện nay, tổng lượng phát thải carbon của Việt Nam đang ở mức 300 triệu tấn, trong đó ngành năng lượng chiếm 60%. Để đạt được mục tiêu này, đại diện VEA cho rằng cần nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 80-90% trong cơ cấu sản xuất điện.
Sau hơn một tháng, 62 dự án điện gió không kịp vận hành thương mại vẫn chờ đợi câu trả lời cho "khoảng trống" chính sách. Hàng nghìn tỷ đồng của các nhà đầu tư có nguy cơ bay theo gió nếu không có cơ chế chia sẻ rủi ro.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo của Trung Quốc tăng lên chiếm 43,5% tổng công suất đặt điện sản xuất, đạt 1 triệu MW, tăng 10,2 điểm % so với cuối năm 2015.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.