|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025: Giải mã việc tiền ngoại tiếp tục rút và hơn 11.000 tỷ đồng rời thị trường trong tháng 10

08:30 | 01/11/2024
Chia sẻ
Trong bối cảnh kém sắc của thị trường chung, khối ngoại có động thái gia tăng bán ròng với quy mô hơn 11.000 tỷ đồng. Đây là điểm lo ngại khi dòng tiền vẫn chưa có tín hiệu đảo chiều. Đây sẽ là một chủ đề nóng được những chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 tổ chức ngày 8/11 tới đây.

Câu chuyện vốn ngoại tiếp tục rút ròng là một chủ đề được giới đầu tư quan tâm khi dòng tiền nội có phần yếu hơn trong ba tháng trở lại đây. Động thái này gia tăng áp lực cung lên thị trường, hệ quả là thanh khoản co hẹp, cảm giác giao dịch "ru ngủ" trong các phiên. Trạng thái này khiến số đông nhà đầu tư đặt ra câu hỏi khi nào tiền ngoại ngưng rút khỏi Việt Nam và yếu tố nào sẽ tạo ra điểm đảo chiều giúp thị trường hút tiền từ nhà đầu tư nước ngoài trở lại.

Để trả lời câu hỏi trên, tại sự kiện Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 tổ chức ngày 8/11 tới đây tại TP HCM, các chuyên gia đến từ những công ty chứng khoán lớn như SSI, VPS, VPBankS, MBS, Rồng Việt, TPS hay các công ty quản lý quỹ như Dragon Capital, PVIAM... sẽ đưa ra những câu trả lời cho cộng đồng nhà đầu tư.

Nhìn lại bối cảnh thị trường chung, VN-Index kết thúc tháng 10 tại 1.264,48 điểm, giảm 23,46 điểm tương đương 1,82% so với tháng 9, với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn đạt 17.763 tỷ đồng trong tháng 10. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 15.435 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,2% so với mức bình quân tháng 9, nhưng giảm 17,4% so với mức bình quân 5 tháng.

Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng dòng tiền gia tăng ở nhóm ngân hàng, thực phẩm, bán lẻ trong khi giảm ở các ngành còn lại. Theo quy mô vốn hóa, tỷ trọng dòng tiền tiếp tục tăng lên ở nhóm VN30 trong khi giảm về đáy ở nhóm vốn hóa vừa và đi ngang ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Trong bối cảnh kém sắc của thị trường chung, khối ngoại có động thái gia tăng bán ròng với quy mô hơn 11.000 tỷ đồng, nối dài chuỗi rút ròng tháng thứ 9 liên tục.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Theo thống kê, trong Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index trong tháng 10, BID và GVR trở thành hai tội đồ chính khiến thị trường đánh rơi gần 2,6 điểm. VNM đứng ở vị trí tiếp theo với mức ảnh hưởng giảm 2 điểm. Bên cạnh đó, bộ đôi CTG và GAS lấy đi tổng cộng 3 điểm của VN-Index. Ở phía đối diện, VCB và HVN thuộc hai vị trí đầu bảng với tổng mức đóng góp hơn 3,6 điểm cho VN-Index.

Trong bối cảnh kém sắc của thị trường chung, khối ngoại có động thái gia tăng bán ròng với quy mô hơn 11.000 tỷ đồng, nối dài chuỗi rút ròng tháng thứ 9 liên tục. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 9.835 tỷ đồng, gấp 4,6 lần giá trị rút ròng trong tháng 9. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 1.040 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VIB với quy mô gần 5.401 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận của NĐT nước ngoài tập trung trong phiên 29/10 với khối lượng lên đến 300,1 triệu cổ phiếu, mức giá phổ biến là 18.000 đồng/cp. Tổng giá trị thỏa thuận lên đến 5.400 tỷ đồng.

Với gần 2,98 tỷ cổ phiếu VIB đang được lưu hành, số cổ phiếu mà khối ngoại bán ròng chiếm hơn 10% vốn cổ phần Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Trong tháng 9, thị trường cũng ghi nhận giao dịch lớn khi khối ngoại bán hơn 148 triệu cổ phiếu VIB với giá trị 2.664 tỷ đồng.

Động thái thoái vốn liên tục của khối ngoại tại VIB bắt nguồn từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 6, trong đó thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 20,5% xuống 4,99%, chính thức áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Cùng chiều, khối ngoại cũng bán ròng MSN và HDB với giá trị lần lượt là 1.175 tỷ và 822 tỷ đồng. Danh mục rút ròng hàng trăm tỷ đồng của NĐT nước ngoài còn có những cái tên như VHM (539 tỷ đồng), MSB (365 tỷ đồng), BID (339 tỷ đồng), VRE (288 tỷ đồng), KBC (285 tỷ đồng), OCB (284 tỷ đồng), SSI (272 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Ở phía đối diện, cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) dẫn đầu danh mục top 10 mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Mã này được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 1.707 tỷ đồng trong tháng.

Đứng thứ hai trong Top mua ròng là FPT với quy mô 358 tỷ đồng. Một số mã cũng nằm trong danh mục rót ròng của khối ngoại là NTL (287 tỷ đồng), FUEVFVND (284 tỷ đồng), MWG (273 tỷ đồng), EIB (249 tỷ đồng), PNJ (166 tỷ đồng), CTD (166 tỷ đồng), VPB (133 tỷ đồng), FRT (68 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 922 tỷ đồng. Cụ thể, họ tập trung bán ròng 456,6 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS của CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội, theo sau là 220,3 tỷ đồng mã PVS. Ngoài ra, nước ngoài cũng rút ròng các cổ phiếu như IDC (152,7 tỷ đồng), BVS (64,3 tỷ đồng), TNG (41,9 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, NĐT ngoại rót ròng hơn 21,9 tỷ đồng gom cổ phiếu. Cùng chiều, mã CEO của Tập đoàn CEO cũng được mua ròng với quy mô gần 19,8 tỷ đồng. Danh mục mua ròng còn có sự góp mặt của VC3, VTZ, VFS,… với giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tại thị trường UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 255 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô hơn 157,2 tỷ đồng. Cùng chiều, nhà đầu tư nước ngoài cũng rút ròng 91,7 tỷ đồng mã BSR và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như WSB, GDA và LTG.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất 176 tỷ đồng ở cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP. Theo sau là các giao dịch giải ngân vào các cổ phiếu QNS (19,2 tỷ đồng), FT1 (3,6 tỷ đồng), MPC (3,5 tỷ đồng) và ABW (2,9 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

Nhận định thị trường chứng khoán 2/12: Kiểm tra cung cầu quanh 1.250 – 1.265 điểm
Theo dự báo của công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu có diễn biến dần khởi sắc từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua, có thể cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn.